Những câu nói ‘đáng giá ngàn vàng’ của Bill Gates, không đọc phí cả đời
Kiếm bộn tiền nhờ kinh doanh bánh ngọt Pháp tại Mỹ
Chân dung ông trùm chuyển phát nhanh châu Á khiến Jack Ma phải thán phục
Tuy nhiên, ngoài các con số về doanh thu và lợi nhuận, người đứng đầu Apple dường như đã giải quyết được hai trong số các vấn đề trầm kha của hãng: đó là sự phụ thuộc nặng nề vào iPhone mới nhất để thúc đẩy lợi nhuận và sự thiếu hụt các lựa chọn giá phải chăng để giúp người mua có túi tiền mỏng thấy được lợi ích khi tham gia vào hệ sinh thái Apple. Tất cả những gì Tim Cook làm là ngừng chính sách “khai tử” iPhone cũ khi có iPhone mới của cố CEO Steve Jobs.
Có thể thấy rõ điều này qua dòng iPhone đang cung cấp hiện nay: iPhone X cao cấp nhất có giá từ 999 USD, thu hút nhiều sự quan tâm nhất trong mùa mua sắm cuối năm. Đứng chót bảng là iPhone SE ra đời 5 năm trước với giá bán lẻ chỉ 349 USD và đóng vai trò quan trọng trong việc tăng gấp đôi doanh thu Apple tại Ấn Độ.
Trong cuộc họp hội nghị bàn về số liệu kinh doanh quý III/2017, CEO Apple cho biết “phần lớn” iPhone SE được bán tại Ấn Độ cũng được sản xuất tại đây – điều kiện quan trọng trong các cuộc đàm phán giữa công ty và chính phủ để được tiếp cận thị trường.
Cũng cần phải hiểu bối cảnh dẫn đến chính sách khắc nghiệt của Steve Jobs: ông đồng sáng lập Apple và chứng kiến tăng trưởng đột phá trong cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, bao gồm cả ra mắt máy tính Macintosh năm 2014. Tuy nhiên, ông bị đuổi khỏi công ty do xung đột với CEO John Sculley về hướng đi tiếp theo trong năm 1985. Thập kỷ tiếp theo, Apple mất đi vị trí thống trị trên thị trường máy tính do sự lấn lướt từ những thiết bị chạy hệ điều hành Microsoft Windows. Trong nỗ lực giành lại thị phần, Apple mở rộng danh mục sản phẩm nhưng không thành công. Sau khi Apple mua lại NeXT và đưa Jobs lên lại vị trí CEO năm 1997, ông đã giảm triệt để số lượng sản phẩm, chỉ giữ lại những gì tinh túy nhất.
Ngay cả khi đã ổn định lại về tài chính vào đầu những năm 2000, Jobs vẫn không nhân nhượng khi khai tử sản phẩm cũ để nhường chỗ cho thứ tốt hơn. iPod mini, phiên bản nhỏ gọn của flagship iPod, chỉ tồn tại 1,5 năm. Jobs đã “giết” sản phẩm này và thay bằng iPod Nano, thậm chí còn nhỏ hơn. Cách tiếp cận ấy giúp Apple duy trì dòng sản phẩm khiêm tốn nhưng lợi nhuận cao. Một số thiết bị giá rẻ khác Apple ra để chiều lòng thị trường như iPad mini (2013) và iPhone 5c bị xem là thất bại.
Song, “chủ nghĩa Cook” giữ lại model cũ và giảm giá lại đang phát huy tác dụng. Apple đạt mức kỳ vọng của các nhà đầu tư khi xuất xưởng 46,6 triệu iPhone trong quý vừa qua dù có giá bán trung bình (ASP) thấp hơn. Điều đó không đồng nghĩa Apple không còn coi trọng lợi nhuận. Ngược lại, bán được nhiều điện thoại hơn – dù với giá nào – đều giúp mảng dịch vụ, bao gồm Apple Music và App Store, phát triển. Dịch vụ mang về 8,5 tỷ USD doanh thu trong cùng kỳ, cao hơn ước tính 7,5 tỷ USD của nhà phân tích. Bán nhiều điện thoại hơn cũng giúp thúc đẩy doanh số các sản phẩm mới của công ty như đồng hồ Watch, tai nghe không dây AirPod, tai nghe Beats. Các quan chức cho biết doanh số gộp của những thiết bị này tương ứng với quy mô của một công ty trong danh sách Fortune 400 và khẳng định chúng có thể chạm mốc 6,7 tỷ USD trong năm tới.
Ván bài mà CEO Tim Cook đang đặt cược dường như là nếu Apple giảm rào cản tiếp cận iPhone, khách hàng sẽ muốn chi tiêu nhiều hơn trong hệ sinh thái Apple, ngay cả khi họ không có đủ tiền mua các thiết bị đắt nhất. Cho đến nay, kế hoạch của ông đang cho quả ngọt.
Trước khi có được thành công như hôm nay, các tỷ phú châu Á cũng từng phải “trầy da tróc vẩy”.