Thâu tóm nhiều dự án

Thâu tóm nhiều dự án "khủng", đại gia 8X Tuấn Lộc là ai?

(NDH) Gần đây cái tên "Tuấn Lộc" đã bắt đầu nổi danh với kế hoạch thâu tóm nhiều tên tuổi có tiếng trong ngành xây dựng.

Tòa nhà Tuấn Lộc

Tuấn Lộc - Đại gia mới nổi ngành xây dựng, bất động sản

Có thể nói CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc đang là một "ngôi sao mới" của ngành xây dựng Việt Nam với hàng loạt các dự án và kế hoạch thâu tóm nhiều tên tuổi lớn trong ngành xây dựng như: Cienco, TCT xây dựng số 1...

Mới đây nhất, trong kế hoạch IPO Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1) được Bộ Xây Dựng gửi trình lên Thủ tướng Chính Phủ có đề cập đến việc tham gia của đại gia Tuấn Lộc.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đang có kế hoạch IPO CC1.Vốn nhà nước tại CC1 hiện là 763,5 tỷ đồng. Sau khi IPO, dự kiến vốn điều lệ của CC1 sẽ tăng lên 1.100 tỷ đồng.

Theo đó, CC1 phát hành lần đầu dự kiến là 110 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/1cp. Trong đó, Nhà nước nắm giữ: 44 triệu cổ phần, chiếm 40% vốn điều lệ.

Nhằm đón đầu khi IPO, Đầu tư Tuấn Lộc đã đăng kí là nhà đầu tư chiến lược với CC1. Cụ thể, Tuấn Lộc đã cam kết mua là 48,1 triệu cổ phần, tương ứng với 38% vốn điều lệ.

Như vậy, với mức giá phát hành 10.000 đồng/ cổ phiếu, Tuấn Lộc đã dự chi tới 481 tỷ đồng.

Được biết, sau khi cổ phần hoá, kế hoạch kinh doanh của CC1: Năm 2015 doanh thu đạt 3.0210 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 174 tỷ đồng. Đến năm 2017 doanh thu dự kiến đạt 3.604 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 225 tỷ đồng.

Điều đáng chú ý nhất là gần đây Tuấn Lộc đang dùng chiến lược thâu tóm CTCP Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Tp. HCM.

Tuấn Lộc trở thành cổ đông lớn của CII từ ngày 19/6/2015 với tỷ lệ sở hữu là 5,89%. Đến nay, sau chưa đầy một tháng, tỷ lệ sở hữu của Tuấn Lộc tại CII đã tăng lên 12,5%.

Với Cienco 4, quyền chi phối đã thuộc về Tuấn Lộc. Cuối năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã thoái toàn bộ 35% cổ phần tại Cienco 4 cho CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc. Sau giao dịch này, Công ty Tuấn Lộc sở hữu 51,5% cổ phần của Cienco 4.

Hiện Cienco 4 còn 2 cổ đông lớn khác sở hữu 10% cổ phần là Ngân hàng SHB và Nguyễn Thị Bình.

Trong năm 2014, Cienco 4 đạt 6.764 tỷ đồng doanh thu và 112 tỷ đồng LNTT. Kế hoạch tương ứng cho năm 2015 là 7.500 tỷ (tăng 11%) và 155 tỷ đồng (tăng 38%).

Trong lĩnh vực xây dựng, Tuấn Lộc nổi danh với việc thực hiện hàng loạt các dự án cầu đường khác như:

Dự án Cầu Sài Gòn 2: dài 350m, dài khoảng 987 m, rộng 23,5 m. Tổng vốn xây dựng dự án cầu Sài Gòn 2 là 1.495,52 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng 1.070,90 tỉ đồng.

Dự án Cầu Cô Chiên, tổng mức đầu tư 2.308 tỷ đồng.

Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội có chiều dài 15,7km, từ chân cầu Sài Gòn đến điểm tiếp giáp dự án BOT cầu Đồng Nai.

Khu Công nghiệp Tuấn Lộc tại Nghệ An với tổng mức đầu tư: 2.500 – 3.000 tỷ đồng. Dự án chia làm hai giai đoạn 2010-2015 và từ 2015 đến 2030.

Ngoài ra Tuấn Lộc còn là chủ đầu tư và tham gia nhiều dự án khác như: Cảng Nghệ Tĩnh, Cầu Vàm Vống, Cầu Long Bình...

Trong danh sách công bố 6 doanh nghiệp tư nhân trúng thầu Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Tuấn Lộc là một những thành viên trong nhóm. Tổng giá trị đầu tư giai đoạn 1 của dự án đạt hơn 14.600 tỉ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.

Đại gia Tuấn Lộc là ai?

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc được thành lập và đi vào hoạt động từnăm 2005, với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình dân dụng công nghiệp, hệ thống cung cấp nước sạch, Beton cốt thép…

Hiện nay, Tuấn Lộc đang xúc tiến đẩy mạnh hoạt động đầu tư trên lãnhthổ cả nước và hợp tác nước ngoài, với nhiều công trình, dự án trọng điểm như: Dựán đầu tư Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 6 – Đồng Nai; Dự án đầu tư xây dựng KhuCông Nghiệp Tuấn Lộc- Khu Kinh tế Đông Nam – tỉnh Nghệ An; Dự án đầu tư xâydựng Đường cao Tốc Trung Lương – Mỹ Thuận…

Khoảng 2 năm trở lại đây Tuấn Lộc đã nổi lên như một nhà thầu lớn ở phía Nam.

Ông Trần Tuấn Lộc, đại gia trẻ thuộc thế hệ 8X

Hiện Tuấn Lộc có vốn điều lệ 1.600 tỉ đồng.

Ông Lộc sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, là một doanh nhân trẻ thuộc thế hệ 8X. Ông Trần Tuấn Lộc cũng là cổ đông sở hữu cổ phần lớn nhất ở Công ty Tuấn Lộc với tỷ lệ nắm giữ 60%.

Hiện ông Trần Tuấn Lộc là Phó Chủ tịch HĐQT và chi phối Cienco 4 tuy nhiên Chủ tịch Cienco 4 vẫn là ông Nguyễn Quang Vinh.

Từ đầu năm 2015, xu hướng tư nhân "nhảy" vào hạ tầng giao thông đang là một hướng đi mới do những cởi mở của Nhà nước trong Nghị định mới về PPP, được coi là "cây đũa thần" thu hút vốn vào đầu tư hạ tầng ở Việt Nam.

Vinggroup, Tập đoàn T&T, Tuấn Lộc, Yên Khánh... đang là những doanh nhân đón đầu làn sóng đầu tư vào hạ tầng.

Với chiến lược khôn ngoan, đón đầu xu hướng...Tuấn Lộc đang từng bước âm thầm thâu tóm các công ty lớn cùng ngành, vươn lên phát triển mạnh mẽ.

>>>Xem thêm:

Đại gia Tuấn Lộc muốn mua 48 triệu cổ phiếu của TCT Xây dựng số 1 khi IPO