Khép phiên giao dịch, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 603,16 điểm, giảm 0,85 điểm (-0,14%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 157,5 triệu đơn vị, trị giá 2.490 tỷ đồng. Toàn sàn có 105 mã tăng, 111 mã giảm và 90 mã đứng giá.
Cuối phiên giao dịch, lực bán mạnh bị đẩy lên mức cao và khiến nhiều cổ phiếu lớn trên sàn HOSE đảo chiều giảm giá, chỉ số VN-Index vì vậy cũng đã đảo chiều lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Khép phiên giao dịch, KDC giảm 1.500 đồng xuống 60.000 đồng/CP. MSN giảm 500 đồng xuống 82.500 đồng/CP. BVH giảm 100 đồng xuống 38.700 đồng/CP. PVD cũng giảm 1.000 đồng xuống 91.000 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, FLC bị bán rất mạnh và giảm 500 đồng xuống 11.900 đồng/CP. Khép phiên giao dịch, FLC khớp lệnh được tới hơn 21 triệu đơn vị. Trong khi đó, OGC tăng 300 đồng lên 9.300 đồng/CP và cũng khớp lên được hơn 11,4 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu như ITA, HAR và KSA đều có giao dịch mạnh, nhưng cả ba mã này đều đã đồng loạt giảm giá. Đáng chú ý, mã KSA đã bị kéo xuống mức giá sàn và khớp lệnh hơn 4,7 triệu đơn vị.
Mã DLG đứng giá tham chiếu và có thỏa thuận 10 triệu cổ phiếu giá sàn, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 119 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 91,49 điểm, tăng 0,36 điểm (0,39%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 76,93 triệu đơn vị, trị giá 1.150,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 111 mã tăng, 76 mã giảm và 180 mã đứng giá.
Mặc dù nhiều cổ phiếu trong nhóm HNX-30 bị kéo xuống mức giá tham chiếu vào cuối phiên giao dịch, tuy nhiên, nhờ lực đỡ của một số mã có tính dẫn dắt như BVS, VCG, PVS, PLC, PVX… nên chỉ số HNX-Index vẫn duy trì được đà tăng nhẹ.
Khép phiên giao dịch, PVX tăng 100 đồng lên 6.600 đồng/CP và khớp lệnh hơn 5,8 triệu đơn vị. PVS tăng 200 đồng lên 41.600 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,7 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, mã SHN đã được kéo lên mức giá trần và có dư mua giá trần hơn 4,6 triệu đơn vị.
Chiều ngược lại, mã KLF giảm 600 đồng xuống 13.700 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 18,7 triệu đơn vị. Trong khi đó, cuối phiên giao dịch, lực cầu mạnh đã giúp FIT chỉ còn giảm nhẹ 100 đồng xuống 32.000 đồng/CP và khớp hơn 4,1 triệu đơn vị.
Mã SHS được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 919.300 đơn vị (chiếm 20,2% tổng khối lượng giao dịch), trong khi bán ra 19.200 đơn vị. Hiện SHS đứng ở mức giá 12.600 đồng/cp (+0,8%), tổng khối lượng giao dịch đạt 4.546.220 đơn vị. Các mã tiếp theo là FLC (423.980 đơn vị), IJC (295.000 đơn vị), PVT (129.730 đơn vị), BVS (126.000 đơn vị).
~~~
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 604,95 điểm, tăng 0,94 điểm (0,16%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 77 triệu đơn vị, trị giá 1.232,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 94 mã tăng, 105 mã giảm và 107 mã đứng giá.
Trong khi đó chỉ số HNX-Index đứng ở mức 91,23 điểm, tăng 0,10 điểm (0,11%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 44,4 triệu đơn vị, trị giá 671,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 79 mã tăng, 79 mã giảm và 209 mã đứng giá.
Dòng tiền phiên sáng nay vẫn tập trung mạnh vào các cổ phiếu như FLC, KLF, OGC, ITA, KSA… Khép phiên sáng, OGC tăng 300 đồng lên 9.300 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 8,3 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, sau thông tin bị SSI giảm margin hôm nay 13/11/2014, ba mã FLC, KLF và FIT đều đã đảo chiều giảm giá. Trong đó, FLC giảm 300 đồng xuống 12.100 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 8,8 triệu đơn vị. KLF giảm 500 đồng xuống 13.800 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt gần 11,3 triệu đơn vị. FIT giảm mạnh 700 đồng xuống 31.400 đồng/CP và khớp hơn 1,7 7 triệu đơn vị.
Trong khi đó, sau khi công bố BCTC hợp nhất quý III/2014 với kết quả quý III không phát sinh doanh thu và 9 tháng chỉ hoàn thành 33% kế hoạch sau điều chỉnh, KSA đã giảm 500 đồng xuống 12.700 đồng/CP và khớp lệnh được gần 3 triệu đơn vị.
Mã QBS vẫn tăng kịch trần và có dư mua giá trần hơn 3,9 triệu đơn vị. Khép phiên sáng, QBS chỉ khớp được vỏn vẹn 24.900 đơn vị.
Phiên giao dịch sáng nay, các cổ phiếu lớn phân hóa rất mạnh, tuy nhiên, nhờ lực đẩy của một số cổ phiếu có tính dẫn dắt như MSN, VCB, VNM, CTG, PVS, PVC, LAS…cả hai chỉ số vẫn duy trì được mức tăng điểm nhẹ.
Mã IJC được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 155.000 đơn vị (chiếm 37,9% tổng khối lượng giao dịch). Hiện IJC đứng ở mức giá 13.700 đồng/cp (-0,7%), tổng khối lượng giao dịch đạt 408.490 đơn vị. Các mã tiếp theo là PVT (79.210 đơn vị), FLC (68.980 đơn vị), TDC (60.000 đơn vị), SSI (56.160 đơn vị).
~~~
Đợt 1, thị trường xác định giá mở cửa cho VN-Index tại mức 605,47 điểm, tăng 1,46 điểm (+0,24%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,31 triệu đơn vị, trị giá 75,76 tỷ đồng.
Hiện tại, trong nhóm VN-30 chỉ có hai mã giảm giá là HSG và MBB. Trong khi đó, các cổ phiếu lớn như BVH, VNM, VCB, MSN, HAG… đã đồng loạt tăng giá và góp phần kéo chỉ số VN-Index lên trên mốc tham chiếu. VNM đang tăng 1.000 đồng lên 105.000 đồng/CP. MSN tăng 500 đồng lên 83.500 đồng/CP.
Đáng chú ý, mã OGC tăng mạnh 400 đồng lên 9.400 đồng/CP và giao dịch khá sôi động, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,7 triệu đơn vị.
Hôm nay, là phiên giao dịch đầu tiên của 32 triệu cổ phiếu CTCP Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình (mã QBS) trên sàn HOSE với giá tham chiếu 16.000 đồng/CP. Hiện tại, mã này đã tăng kịch trần với dư mua giá trần hơn 4,3 triệu đơn vị và chỉ khớp được vỏn vẹn 9.900 đơn vị.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 91,35 điểm, tăng 0,22 điểm (0,24%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,1 triệu đơn vị, trị giá 106 tỷ đồng.
Tương tự như trên sàn HOSE, trong nhóm HNX-30 hiện giờ chỉ có 3 mã giảm giá là DBC, HMH và KLF. Trong đó, sau khi tăng trần hai phiên liên tiếp, mã KLF đã đảo chiều giảm trở lại 300 đồng xuống 14.000 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 3,4 triệu đơn vị.
Trong khi đó, các cổ phiếu thuộc họ dầu khí trên sàn HNX như PVX, PVS, PVC, PGS… đã đồng loạt tăng giá. Bên cạnh đó, một số mã có tính dẫn dắt khác là ACB, BVS, SCR, VND… cũng đã tăng giá và góp phần kéo chỉ số HNX-Index lên trên mốc tham chiếu.