Giải trình về nguyên nhân số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp cuối năm 2014 vượt vốn điều lệ, SHN cho biết nguyên nhân chủ yếu do tính dến hết ngày 31/12/2014, HANIC đã trích lập 100% công nợ phải thu của Công ty CP BETA-BQP và ông Nguyễn Anh Quân với số tiền là 237,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, từ năm 2011 trở đi thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài nên việc phân phối căn hộ CT1- The Pride khó khăn, SHN đã phải giảm giá bán căn hộ thấp hơn giá vốn. Trong khi đó, lãi suất của ngân hàng và lãi suất huy động vốn của của tố chức cá nhân trong những năm qua quá cao khiến chi phí lãi vay của công ty phát sinh tương đối lớn.
Các nguyên nhân trên đã dẫn đến số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ tại thời điếm 31/12/2014. Đề ra các giải pháp khắc phục khoản lỗ lũy kế trên, SHN dự kiến sẽ đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ đê trả nợ ngân hàng và các tố chức cá nhân nhằm giảm chi phí lãi vay.
Đối với khoản công nợ của Công ty CP BETA- BQP (BETA) và ông Nguyễn Anh Quân- Tổng giám đốc công ty BETA,SHN đã gửi một số công văn đến các cơ quan chức năng: Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ, thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ quốc phòng, Cục kinh tể Bộ quổc phòng, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự và quản lý kinh tế và chức vụ Hà nội (PC46) và một số cơ quan báo chí.... với mong muốn các cơ quan chức năng có biện pháp giúp công ty thu hồi công nợ. Đồng thời, công ty cũng cho biết thuờng xuyên tiếp xúc với gia đình bố mẹ đẻ ông Nguyễn Anh Quân để tìm biện pháp tìm kiếm các nguồn tài sản để trả nợ.
Trong năm 2012, SHN và Công ty cổ phần Tam Đảo mới, Bố mẹ đẻ ông Nguyễn Anh Quân đã ký biên bản thỏa thuận với nội dung: dùng 51% cổ phần tại Công ty CP Bê tông Thép Ninh Bình trả nợ cho SHN thay cho ông Nguyễn Anh Quân. Hiện nay các bên liên quan đang phối hợp để làm các thủ tục cần thiết để chuyển giao 51% số cổ phần trên sang cho công ty.
Mặt khác, trong tháng 1 năm 2015, SHN đã làm việc với một số khách hàng xin miễn giảm lãi vay phát sinh từ năm 2011 đến năm 2014. Tuy nhiên, đến thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2014 (ngày 31/3/2015), HAN1C vẫn chưa nhận được phản hồi của khách hàng về các phụ lục miễn lãi vay cho HANIC. Do vậy, HANIC không có cơ sở để hạch toán giảm lãi vay vào BCTC năm 2014.
Nhưng từ ngày 7/4/2015 đến ngày 8/4/2015, SHN mới nhận được các phụ lục có đầy đủ chữ ký của một số khách hàng và đồng ý miễn giảm lãi vay với sổ tiền miễn giảm lãi vay là: 5.313.697.659 đồng.
Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm 2014 của công ty. Do vậy, công ty đã gửi công văn tới Công ty TNHH kiểm toán ASC đề nghị Công ty kiểm toán tính toàn bộ số tiền lãi vay khách hàng đồng ý miễn giảm vào kỳ kế toán năm 2014 và điều chỉnh lại báo cáo kiểm toán năm 2014.
Sau khi điều chỉnh số liệu thì lỗ chưa phân phối trên BCTC hợp nhất năm 2014 đã giảm từ âm 326 tỷ đồng xuống còn âm 321,6 tỷ đồng, chưa "ăn mòn" hết vốn điều lệ của công ty (324 tỷ đồng).
Như vậy, nếu ố lỗ lũy kế của SHN được điều chỉnh, thì công ty này không còn thuộc diện bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định Nghị định 58.
Xem thêm: Lỗ lũy kế sau kiểm toán vượt vốn, SHN sẽ phải hủy niêm yết
Ngoài ra, SHN cũng cho biết ĐHĐCĐ 2014 đã thông qua phương án phát hành 7,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tương đương 75 tỷ dồng) để cấn trừ công nợ với các chủ nợ. Ngày 9/3/2015, SHN đã nộp bộ hồ sơ phát hành riêng lẻ với số tiền cấn trừ công nợ là 61,38 tỷ đồng.
Thời gian gần đây nhất là ngày 3/4/2015, SHN đã làm việc với Lienvietpostbank về việc cấn trừ công nợ bằng cổ phiếu và phía Lienvietpostbank đã đồng ý cấn trừ 13,616 tỷ đồng. Hai bên đang trong quá trình hoàn tất các tài liệu liên quan.