Dù đã được giảm 10-15% thuế nhập khẩu xăng dầu, theo quyết định của Bộ Tài chính, song Lọc dầu Dung Quất vẫn kiến nghị giảm thêm với một số mặt hàng.
Theo đó, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)cho rằng mức thuế đối với dầu Diesel sản xuất tại nhà máy (20%) vẫn cao hơn so với sản phẩm nhập từ ASEAN (15%, tương đương với mức 10 USD một thùng).
Tương tự, thuế đối với xăng Jet A1 cũng chênh khoảng 5%, tương đương khoảng 3,5% USD một thùng.
Hiện tại dầu Diesel là sản phẩm chính của BSR, chiếm gần 50% tổng cơ cấu lượng sản phẩm, trong khi Jet A-1 chủ yếu phục vụ các hãng hàng không trong nước.
“Nếu mặt hàng dầu Diesel và Jet A-1 không tiêu thụ được thì sẽ ảnh hưởng tới việc vận hành của nhà máy. Nguồn thu của Nhà nước từ lĩnh vực lọc dầu sẽ sụt giảm về tổng thể, chứ không chỉ còn là mặt hàng xăng hay dầu”, doanh nghiệp nêu lý lẽ.
Và doanh nghiệp này tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nêu trên xuống dưới 10% để “vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa đảm bảo cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
Nhiều ưu đãi được dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất nhưng doanh nghiệp vẫn kiễn nghị được giảm thuế thêm |
Tuy nhiên giới chuyên môn cho rằng, câu chuyện của Dung Quất không đơn giản chỉ là chuyện chênh lệch thuế nhập khẩu như Công ty Bình Sơn trình bày. Đằng sau nó còn là một cơ chế tài chính khá phức tạp với cơ chế thu điều tiết, chính sách miễn giảm thuế...
Tờ TBKTSG dẫn lờiTiến sĩ kinh tế Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết: “Theo ước tính khiêm tốn nhất thì chỉ riêng mặt hàng xăng và dầu diesel, mức ưu đãi mà Bình Sơn nhận được trong năm 2014 không nhỏ hơn con số 2.900 tỉ đồng.
Trong những năm giá xăng dầu ở mức cao thì mức ưu đãi này còn cao hơn nữa. Những ưu đãi này chưa tính đến ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, đây là những thiệt hại rất lớn cho ngân sách nhà nước".
Cũng theo TS. Nguyễn Tú Anh, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những ưu đãi dành cho Bình Sơn sẽ phải dành cho bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào khác cùng tham gia việc xây dựng nhà máy lọc hóa dầu tại Việt Nam. Việc các dự án Nghi Sơn và Nhơn Hội đang đòi có được những ưu đãi như vậy là dẫn chứng cho nguyên tắc này.
Và nếu các nhà đầu tư nước ngoài khác đều được ưu đãi như Bình Sơn thì lợi thế của Bình Sơn sẽ mất. Lúc đó, nếu không cải thiện được năng lực cạnh tranh của mình, Bình Sơn sẽ bị thất bại ngay trên sân nhà.
Vì vậy, theo TS. Nguyễn Tú Anh, giải pháp để nuôi dưỡng và phát triển Bình Sơn là phải giảm dần mức bảo hộ trong thời hạn 2012-2018 và xóa bỏ sự bảo hộ đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lọc hóa dầu một cách hợp pháp.
Còn với những quy định hiện hành thì cách thức tốt nhất là chấp nhận cho các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng cơ chế ưu đãi tương tự Bình Sơn nhưng giảm dần mức thuế nhập khẩu xăng dầu xuống dưới mức ưu đãi.
"Khi thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi thì ưu đãi sẽ tự vô hiệu, mọi nhà sản xuất sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với nhau", TS Sơn nói.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũngcho rằng, đây rõ ràng là những ưu đãi rất lớn cho các nhà máy lọc, hóa dầu. Có thể hiểu rằng, ưu đãi đó là chính sách của Chính phủ để thu hút đầu tư, đặc biệt với dự án đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, theo TS Lê Đăng Doanh, với ưu đãi và nhất là cơ chế bù giá theo thỏa thuận thì chính người dân đang phải chịu thiệt thòi với phần tiền thuế bị mất.