Nikkei 225 phá kỷ lục 15 năm qua do nhà đầu tư nước ngoài

(NDH) Những nhà đầu tư dài hạn nước ngoài đang đẩy chỉ số Nikkei tăng điểm mạnh liên tục với kỳ vọng rằng các công ty Nhật Bản sẽ trả cổ tức hơn cho các cổ đông.

BNP Paribas nhận định nhiều nhà đầu tư đã đánh giá thị trường chứng khoán Nhật Bản ở mức trung bình hoặc dưới mức khuyến nghị. Nhưng hiện nay những nhà đầu tư này lại bát đầu mua vào với dự đoán tăng trưởng lợi nhuận sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, cổ tức trả cho cổ đông và việc mua lại cổ phiếu của công ty cũng được dự đoán sẽ gia tăng. Do đó, lượng tiền đổ vào chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản đang có đà tăng giá mạnh với 19% từ đầu năm đến nay sau khi đã tăng 65,9% trong khoảng 2013-2014.

Nhà đầu tư nước ngoài là nguyên nhân chính cho việc tăng 7,4% của Nikkei kể từ đầu tháng 3/2015. Họ đã chi 822 tỷ Yên vào thị trường chứng khoán Nhật Bản, mức cao nhất trong vòng 4 tháng qua.

Chuyên gia Sunrise Brokers của Ben Collett nhận định các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu cơ mạnh bởi họ không muốn bỏ lỡ đợt “sóng” này.

Chỉ số Nikkei 225 tăng cao nhất trong 15 năm qua

Thị trường chứng khoán Nhật Bản đầu phiên 10/4 đã vượt ngưỡng 20.000 điểm lần đầu tiên trong 15 năm qua.

Chỉ số Nikkei 225 đã chạm 20.006 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 4/2000, trước khi giảm xuống 19.899,02 điểm. Chỉ số Topix Index giảm 0,4% xuống 1588,40 điểm sau khi đã tăng 0,2% trước đó. Đồng Yên được giao dịch ở mức 120,51 Yên/USD sau khi đã giảm 0,4% trong phiên 9/4.

Hãng Nomura đã nâng dự báo cho ngành bán lẻ Nhật Bản sau khi công ty bán lẻ lớn Fast Retailing dự kiến lợi nhuận hàng năm của hãng sẽ tăng 20% lên 120 tỷ Yên.

Đồng Yên đã giảm giá so với đồng USD sau khi báo cáo việc làm tại Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong 4 tuần qua ở mức thấp nhất trong 15 năm qua.

Không chỉ vì Chương trình nới lỏng định lượng (QE)

Lần trước, việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) thực hiện QE đã khiến thị trường tăng điểm. Tuy nhiên, trong đợt tăng điểm này thì nhà đầu tư lại tập trung đến một chính sách khác của Abenomics, đó là tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp.

Ngân hàng UBS cho rằng nhà đầu tư nước ngoài có rất ít mối quan tấm đến chính sách của BoJ hiện nay mà họ chỉ chú ý đến việc bãi bỏ những quy định giới hạn và những động thái tiếp theo trong kế hoạch tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp nhà nước.

Theo Societe Generale, mọi người đang theo dõi chặt chẽ xem các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ làm gì với lượng tiền mặt khổng lồ của họ. Theo các báo cáo, những công ty này đã tích trữ lượng tiền kỷ lục 223 nghìn tỷ Yên trong năm 2014.

Những cải cách với sự hậu thuẫn chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã tạo áp lực gia tăng lợi nhuận của các cổ phiếu.

Năm 2014, Societe Generale ước tính các doanh nghiệp Nhật Bản đã trả 3,7 nghìn tỷ Yên cho cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu.

Những nguyên nhân trên đã khiến nhà đầu tư dài hạn nước ngoài xem xét kỹ hơn về doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản, đồng thời gia tăng mua vào cổ phiếu của các công ty này.

Dự đoán thị trường

Tuy nhiên, các chuyên gia lại có sự chia rẽ trong việc dự đoán liệu đà tăng giá này sẽ giữ được bao lâu.

Theo BNP Paribas, chỉ số Nikkei hiện đang tăng điểm quá nhanh và quá mạnh. Tuy nhiên, hãng này dự đoán Nikkei sẽ tăng lên mức 22.000 điểm vào cuối năm nay và lên 24.000 điểm vào cuối năm 2016.

Những chuyên gia khác thậm chí có dự đoán tích cực hơn nhiều. Hãng Sunrise Brokers cho rằng có 50% khả năng Nikkei sẽ tăng lên 30.000 điểm trong năm nay.