Những thách thức lớn của TTCK VN trong MSCI

Việc sở hữu một hecta cao su 500 triệu đồng tệ hại hơn rất nhiều so với sở hữu 50.000 CP công ty cao su. Việc sở hữu một tàu đánh cá xa bờ 1 tỷ đồng thậm chí còn tệ hơn rất nhiều so với sở hữu 100.000 CP một công ty đánh bắt xa bờ.

Tóm tắt:

-Kể từ 2010 đến nay TTCK chưa có một quyết sách lớn thành công. Chưa có ưu tiên phát triển nào thành hiện thực, chưa có thành công đáng kể nào với từ "đột phá".

-Nhà đầu tư đề xuất nhiều nhóm giải pháp để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt như: cổ phần hóa toàn diện, coi trọng dòng vốn FII, đặt thị trường chứng khoán vào trái tim người Việt..


Lời nói đầu: Một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã gửi đề xuất về những giải pháp đột phá nhằm giúp Thị trường chứng khoán Việt có chỗ đứng. Nhân ngày giao dịch đầu năm, chúng tôi truyền tải tâm huyết phát triển thị trường của nhà đầu tư này đến toàn thể các thành viên trên thị trường!


Kể từ 2010 đến nay TTCK chưa có một quyết sách lớn thành công. Chưa có ưu tiên phát triển nào thành hiện thực, chưa có thành công đáng kể nào với từ "đột phá". Việt Nam vẫn là thị trường cận biên và có thể chỉ đứng thứ 6 trong ASEAN.

Nợ xấu và lĩnh vực ngân hàng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến TTCK, TTCK là nơi huy động vốn vĩnh viễn. Trong khi đó ngân hàng lại huy động vốn ngắn hạn đi cho vạy dài hạn-chức năng này lẽ ra ưu tiên thuộc về TTCK. Rồi những gì đến sẽ đến, hệ thống ngân hàng xấu đi do nợ khổng lồ từ thế chấp bất động sản. Cuối cùng thông tư 36 ra đời ngăn chặn nguồn vốn từ lợi ích nhóm nắm giữ cổ phiếu mà nguồn vốn đó cũng từ người gửi tiền. Hệ quả là nguồn vốn thực sự trên TTCK mà tạo nên thanh khoản ngày một cạn kiệt. Và cuối cùng là lỗ hổng lớn đã sinh ra cho TTCK.

Đưa TTCK phát triển không phải là vấn đề quá khó, tất cả nằm ở tầm nhìn lớn và sự quyết tâm. Những giải pháp đột phá sau nếu được thực hiện thì chỉ 2-3 năm TTCK VN sẽ thành thị trường mới nổi trong MSCI, có thứ hạng trong khu vực.

Cổ phần hóa toàn diện: Nhà đầu tư không mặn mà lắm với CPH chỉ nằm ở vấn đề kỹ thuật. Từ khi có chủ trương cho đến ngày giao dịch đầu tiên trên các sở phải mất hằng nhiều năm trời (khó có niềm tin của NĐT). Thay vì lòng vòng thời gian ấy, Nhà nước có thể cho CPH, ngày đấu giá cũng là ngày đầu tiên giao dịch trên các sở. Tất cả sẽ thỏa mãn Nhà đầu tư, quyết sách này đánh trúng trái tim của nhà đầu tư từ đó góp phần VN được nhanh chóng vào MSCI thị trường mới nổi. Hệ quả là có sự thay đổi nhanh chóng lịch sử của TTCK VN.

FDI luôn được coi trọng và FII lại không được quan tâm: FDI đã có những chính sách lớn và mạnh mẽ, trong khi FII chưa bao giờ có những chính sách đột phá. FDI là dòng vốn nước ngoài vào làm ăn tại VN nhưng là của họ, sự lèo lái là của họ và thành quả cũng của họ. Trong khí đó FII có vai trò quan trọng hơn FDI đối với người Việt. Dòng tiền này có phần lớn được đổ vào cho các công ty lớn trong nước phát triển.

Dù ít hay nhiều nó vẫn do người Việt phát triển thành thương hiệu lớn. Tại sao lại không dùng tiền của nước ngoài phát triển bản sắc Việt. Samsung có lớn mấy vẫn của Samsung không phải của người Việt Nam nào. Một Vinamilk cho dù 60% cổ phần nước ngoài thì cũng là Vinamilk bản sắc Việt. Vì vậy cần nhanh chóng thay đổi quan điểm và có chính sách đột phá với dòng vốn FII. Tại sao lại vay nợ nước ngoài ngày càng lớn, mà không tại ra chích sách đột phá để dùng tiền của nước ngoài phát triển đất nước thông qua FII, dù sao cái giá phải trả thấp hơn nhiều so với khoản nợ ngày càng khổng lồ kia. Phải chứng minh cho thế giới biết rằng đầu tư vào VN tốt hơn các nước có cùng cạnh tranh, bởi vì chúng tôi có những lợi thế mà các nước khác không có?. Muốn vậy phải làm cuộc cách mạng.

Đặt TTCK vào mọi trái tim người VN: Người người, nhà nhà đều phát triển kinh tế, quan tâm chất lượng cuộc sống đi lên. Nhưng tất cả đều là nhỏ lẻ và nằm ở quan điểm sở hữu. 90 triệu dân trong đó chỉ có 1 triệu người có hiểu biết về quan niệm sở hữu. Số còn lại quan niệm sở hữu chứng khoán chẵn khác nào món cờ bạc và một tờ giấy lộn. Để sống trong nguồn máy khổng lồ cả thế giới tất cả việc làm kinh tế đều phải có chất lượng, Việc sở hữu một hecta cao su 500 triệu đồng tệ hại hơn rất nhiều so với sở hữu 50.000 CP công ty cao su. Việc sở hữu một tàu đánh cá xa bờ 1 tỷ đồng thậm chí còn tệ hơn rất nhiều so với sở hữu 100.000 CP một công ty đánh bắt xa bờ. Ở đây cần có quyết sách gì để 90 triệu người dân biết rằng chất lượng làm ra đồng đều và rủi ro thấp? câu hỏi này dành cho các nhà lãnh đạo.

Phải xem công ty cổ phần đại chúng là thành phần kinh tế quan trọng nhất: Cách duy nhất phát triển thành tập đoàn lớn của khu vực và thế giới không có cách nào khác hơn là công ty đại chúng lớn, ở đó tiếp nhận dòng vốn từ khắp thế giới đầu tư vào và phát triển nhanh. Trên sàn giao dịch cần những công ty như vậy. Thoái nhanh vốn ở các tập đoàn nhà nước để thành công ty đại chúng lớn và đưa vào niêm yết bắt buộc tất cả. TTCKVN sẽ nhanh chóng thành một thị trường lớn mạnh và vào MSCI thị trường mới nổi nhanh chóng.

Đưa công ty lớn nhanh chóng niêm yết và đại chúng hóa những công ty lớn nhanh chóng. Nếu không có quyết sách đột phá và thực thi hiệu quả, con đường trở thành TTCK mởi nổi của VN vẫn còn rất xa. Chính sách ưu đãi có thể không phải là mất đi nguồn thu, mà là đầu tư để tạo ra một nguồn thu gấp nhiều lần những năm về sau. Một công ty càng lớn nhanh và càng minh bạch thì nguồn thu thuế càng lớn và càng bền vững. Do vậy những chích sách đột phá ưu đãi không phải là mất đi mà tạo ra thêm nhiều lợi ích cho đất nước.

Trên bản đồ tài chính thế giới, VN không có một thương hiệu nào. Tại sao không tạo ra những chính sách đột phá để xây dựng thương hiệu VN, phải làm, phải chứng minh cho thế giới biết. Muốn đến một thị trường tài chính phát triển để phát biểu hùng hồn ít nhất phải có những chính sách đột phá và minh bạch. Xây dựng thương hiệu TTCK VN là phải xây dựng lòng tin lâu dài.

TTCKVN vẫn không thu hút được dòng tiền đầu tư trong xã hội, tín hiệu này ngày càng xấu đi. Không có lòng tin trong đại đa số người dân thì khó phát triển được một TTCK lớn. 80% giao dịch trên thị trường là mang tính đầu cơ ngắn hạn kiếm lời, điều đó chứng minh một TTCK không ổn định. Nghề làm chính sách tài chính cần xây dựng một thương hiệu, bắt nguồn từ lòng tin, tính hiệu quả và tính minh bạch.

Trừ những việc làm mà quá khó, cả thế giới đều "bó tay", còn xây dựng một TTCK lớn mạnh không phải là quá khó, tất cả đều có lời giải. Điểm mấu chốt là có làm hay không, làm quyết liệt không. Lịch sử cũng đã chứng minh khắp thế giới rồi.