Tình hình hoạt động của các công ty con của Vietnam Airlines giai đoạn 2008-2013 có đóng góp gì vào kết quả hoạt động của Vietnam Airlines? Công ty TNHH MTV Xăng dầu hàng không Việt Nam (VINAPCO) Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam tiền thân là Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi tổ chức của 03 Xí nghiệp: Xí nghiệp Xăng dầu Nội Bài, Xí nghiệp Xăng dầu Đà Nẵng và Xí nghiệp Xăng dầu Tân Sơn Nhất. Vốn điều lệ hiện nay của Công ty là 400 tỷ đồng. Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam là một trong số hai doanh nghiệp cung cấp nhiên liệu hàng không Jet A-1 tại Việt Nam, chiếm trên 90% thị phần. VINAPCO đang là đơn vị duy nhất cung ứng nhiên liệu tại tất cả các sân bay dân dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu sử dụng nhiên liệu hàng không. Với hoạt động kinh doanh chính là kinh doanh nhiên liệu hàng không, Công ty có khách hàng chủ yếu là 04 hãng hàng không nội địa: Vietnam Airlines, Công ty bay dịch vụ Hàng không (VASCO), Jetstar Pacific Airlines (JPA), VietJet Air và trên 30 hãng hàng không quốc tế. Ngoài việc ký hợp đồng trực tiếp với các hãng hàng không, VINAPCO còn ký hợp đồng với các đại lý bán hàng quốc tế để bán cho các Hãng hàng không. Mặc dù năm 2013 giá dầu vẫn ở mức cao tuy nhiên mức biến động không mạnh nên hoạt động kinh doanh của Công ty đạt mức tăng trưởng doanh thu hơn 2,5 và lợi nhuận sau thuế đạt 67 tỷ đồng (lợi nhuận trước thuế là 91 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến hết năm 2013 của công ty đạt 8.372 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 523 tỷ đồng). Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO) Công ty Kỹ thuật Máy bay (VAECO) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các Xí nghiệp sửa chữa máy bay: A75, A76, Phòng Kỹ thuật thuộc văn phòng khu vực miền Trung và các Ban tham mưu về bảo dưỡng kỹ thuật máy bay thuộc Vietnam Airrlines. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Vietnam Airlines là chủ sở hữu 100% vốn của Công ty với vốn điều lệ hiện tại là 1.059,10 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kỹ thuật bảo dưỡng các loại máy bay, động cơ và các trang thiết bị cho Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không khác. Năm 2009, Công ty đã được phê chuẩn chứng chỉ bảo dưỡng VAR-145 của Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) và đạt chứng chỉ bảo dưỡng FAR-145 của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) vào năm 2011. Công ty là một tổ chức bảo dưỡng tàu bay lớn nhất ở Việt Nam với quy mô hơn 2.500 lao động, 2 chi nhánh và 7 trung tâm bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay tại các thành phố lớn của Việt Nam và 01 trung tâm đào tạo. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản từ nhiều nước trên thế giới, Công ty đủ khả năng thực hiện các dạng định kỳ lớn nhỏ của các loại máy bay B777, A330, A321, A320, ATR72, F70, kiểm tra bảo dưỡng trước và sau chuyến bay, sửa chữa các thiết bị trên tàu bay. Lợi nhuận trước thuế từ 18,34 tỷ đồng năm 2009, đến năm 2011, đạt mức 93,97 tỷ đồng. Riêng năm 2012, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 35,87 tỷ đồng. Theo lý giải của Công ty, do ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng chi phí sản xuất để đưa các máy bay thế hệ mới như Airbus A350 và Boeing B787 vào khai thác theo kế hoạch của Vietnam Airlines. Lợi nhuận tính toán năm 2012 sau khi loại trừ yếu tố ảnh hưởng là 98,07 tỷ đồng. Trong năm 2013, Công ty tiếp nhận và đưa vào vận hành hệ thống nhà xưởng Hangar số 2-A76 và Hangar sửa chữa máy bay thân rộng A75 dưới hình thức Vietnam Airlines góp vốn tăng vốn điều lệ cho VAECO đã làm tăng đáng kể tổng tài sản và vốn điều lệ của Công ty (Tổng tài sản tăng hơn 82, vốn điều lệ tăng hơn 40). Tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt gần 72,83 tỷ đồng. Công ty TNHH Phân phối toàn cầu Abacus Việt Nam Công ty TNHH Phân phối Toàn cầu Abacus Việt Nam là Công ty liên doanh giữa Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Abacus International Pte., Ltd (Singapore), tiền thân là Công ty Phân phối Toàn cầu Abacus Việt Nam được thành lập năm 1995. Vốn điều lệ của Công ty là 180.000 USD, trong đó Vietnam Airlines góp 90%, Abacus International Pte.,Ltd góp 10%. Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và Chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh, với khoảng 50 cán bộ nhân viên. Hoạt động kinh doanh của Công ty là tiếp thị và phân phối các dịch vụ và chức năng tự động của hệ thống Abacus do đối tác Abacus International Pte., Ltd cung cấp theo Hợp đồng Tái phân phối bao gồm nhưng không giới hạn ở việc cung cấp các thiết bị phù hợp cho việc đặt chỗ/xuất vé, cung cấp các loại chứng từ liên quan tới vận chuyển hàng không và các dịch vụ lữ hành phi hàng không liên quan khác, cung cấp các sản phẩm hữu ích khác cho các chủ thuê bao là các đại lý du lịch, đại lý bán vé máy bay tại lãnh thổ Việt Nam thông qua mạng lưới thiết bị đầu cuối và máy in. Cung ứng các dịch vụ hỗ trợ tại chỗ khác bao gồm nhưng không giới hạn việc lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, huấn luyện đào tạo nhân viên, trợ giúp chuyên môn cho các đại lý bán vé máy bay trên lãnh thổ Việt Nam. Thách thức lớn nhất đối với thị trường GDS hiện tại là áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt xu thế chuyển sang kênh bán hàng đại lý của các hãng hàng không. Về cơ bản, sản lượng, doanh thu của Công ty đạt mức tăng trưởng khá tốt so với kế hoạch đặt ra nhưng mức tăng trưởng này thấp hơn mức chung của thị trường. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 841 triệu đồng, năm 2013 đạt 2,902 tỷ đồng, tổng tài sản năm 2013 đạt 17,696 tỷ đồng. Hãng hàng không Cambodia Angkor Air Hãng hàng không quốc gia Campuchia - K6 có trụ sở tại 206A Preah Norodom Blvd, Phnom Penh, Campuchia. Công ty được thành lập tháng 7 năm 2009 theo sắc lệnh số 106 SE do Thủ tướng chính phủ Campuchia HunSen ký ngày 27/7/2009 trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký ngày 26/07/2009 giữa Vietnam Airlines, Chính phủ Hoàng gia Campuchia và các nhà đầu tư Campuchia. K6 có vốn điều lệ 100 triệu USD, trong đó VNA góp 49%. Tại thời điểm hiện tại, K6 đang khai thác thường lệ 2 tuyến đường bay nội địa và 7 tuyến đường bay quốc tế đến Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Thị phần của K6 tăng dần qua các năm, trong đó thị phần vận chuyển hàng không nội địa đạt 100% và thị phần vận chuyển hàng không quốc tế đi đến Campuchia đạt 11%. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của Công ty không đạt hiệu quả, lỗ 6,7 triệu USD. Mặc dù doanh thu tăng trưởng hơn 70 nhờ lượng khách hàng vận chuyển trong năm 2013 đạt 665.875 hành khách tăng 86 so với năm 2012 và chỉ số RPK (revenue per passenger km) đạt mức 293.902, tăng 2,5 lần so với năm 2012. Tuy nhiên, năm 2013 là giai đoạn đầu khai thác các đường bay mới đến Thượng Hải, Quảng Châu Băng Cốc nên hệ số sử dụng ghế chưa cao, tình hình chính trị bất ổn tại Thái Lan có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng đến thị trường khách của K6, đồng thời hoạt động bay chuyên cơ bị ảnh hưởng do Trung Quốc viện trợ riêng 01 máy bay cho Chính phủ hoàng gia Campuchia để thực hiện bay chuyên cơ dẫn đến doanh thu chỉ đạt 76% kế hoạch và đã làm lỗ 6,7 triệu USD. Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines tiền thân là Pacific Airlines (JPA) được thành lập năm 1992 với hoạt động là cung cấp các dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa trên các chuyến bay nội địa và quốc tế. JPA là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam hoạt động theo mô hình giá rẻ (chi phí thấp) với khẩu hiệu "Giá rẻ hàng ngày, mọi người cùng bay", với mục tiêu biến giấc mơ bay thành hiện thực cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Ngày 21/02/2012, quyền đại diện vốn Nhà nước tại JPA được chuyển về Vietnam Airlines. Kết quả hoạt động kinh doanh của JPA từ 2008 đến 2012 luôn trong tình trạng thua lỗ do lỗ từ bảo hiểm xăng dầu (fuel hedging) và chi phí phạt do hủy hợp đồng. Giai đoạn 2008-2009, Jetstar Pacific (JPA) lỗ chủ yếu từ bảo hiểm xăng dầu (fuel hedging) và chi phí phạt do hủy hợp đồng thuê máy bay đã ký trong năm 2008. Giai đoạn 2010-2011, mặc dù không còn chịu tác động từ các khoản chi phí bảo hiểm xăng dầu và phí phạt do hủy hợp đồng thuê máy bay nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chi phí nhiên liệu bay ngày càng tăng, chi phí kỹ thuật cho đội máy bay B737 (trên 15 năm tuổi) cao... làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của JPA vẫn bị thua lỗ và số lỗ năm 2011 cao hơn năm 2010. Kết quả kinh doanh năm 2013 của JPA, số lỗ còn khoảng 113 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2013, Jetstar âm vốn điều lệ 736 tỷ đồng. Công ty TNHH Giao nhận hàng hóa VINAKO Công ty TNHH giao nhận hàng hóa VINAKO được thành lập ngày 9/11/1996 theo Giấy phép 1730/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Công ty có trên 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa đường không, đường biển, vận tải mặt đất và dịch vụ kho bãi. Khách hàng chủ yếu của Công ty là các công ty Nhật Bản có nhu cầu xuất nhập hàng hóa; thị trường chủ yếu là thị trường vận chuyển hàng hóa Việt Nhật. Công ty có một chi nhánh tại Hà Nội phụ trách thị trường Miền Bắc và 3 văn phòng giao dịch tại các khu công nghiệp Biên Hòa, Khu công nghiệp Việt Nam Singapore I và II, với tổng số cán bộ nhân viên khoảng 70 người. Năm 2013, Công ty đạt lợi nhuận sau thuế 14,6 tỷ đồng, tổng tài sản là 31,5 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Công trình hàng không (AVICON) Công ty cổ phần công trình Hàng không được thành lập năm 2006 từ việc cổ phần hóa Công ty Công trình Hàng không - một đơn vị trực thuộc Vietnam Airlines từ năm 1994. Hiện nay, hoạt động chủ yếu của công ty tập trung vào lĩnh vực xây dựng công trình giao thông vận tải, dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật; xây dựng, quản lý, vận hành và kinh doanh lưới điện. Vốn điều lệ của AVICON là 26,53 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là Vietnam Airlines, nắm giữ 64,5%. Từ năm 2008 đến năm 2011, tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Doanh thu thuần giảm từ 126,13 tỷ đồng trong năm 2008 xuống còn 91,98 tỷ đồng trong năm 2011, (giảm 27,1%). Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2008-2011 liên tục xuống dốc, đỉnh điểm là năm 2011, AVICON chịu lỗ 6,28 tỷ đồng. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp ngành xây lắp, bất động sản trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế giai đoạn này. Thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản hay xây dựng công trình giao thông vận tải đối mặt với khó khăn như lãi vay cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn gặp nhiều trở ngại, trong đó nhiều công trình giao thông phải đình hoãn nhằm cắt giảm chi tiêu công và nợ công. Bước sang năm 2012, tình hình kinh doanh của AVICON có dấu hiệu khởi sắc. Doanh thu thuần tăng 19,8% so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế đạt 2,08 tỷ đồng. Các chỉ số tài chính ROA và ROE được cải thiện đáng kể: ROA đạt 2,3 và ROE đạt 8,2. Đây là các mức cao nhất của AVICON trong 5 năm gần đây. Năm 2013, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã có nhiều cải thiện với tăng trưởng doanh thu đạt hơn 8 và lợi nhuận sau thuế tăng hơn 9 ; tuy nhiên, với mức ROE bình quân khoảng gần 8% và ROA thấp dưới 3%, hoạt động kinh doanh của Công ty về cơ bản ở mức trung bình ngành. Công ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS) Công ty cổ phần suất ăn Hàng không Nội Bài là doanh nghiệp được thành lập năm 2004 từ việc cổ phần hóa Xí nghiệp sản xuất chế biến suất ăn Nội Bài - một đơn vị trực thuộc Vietnam Airlines được thành lập từ năm 1993. NCS là công ty đại chúng đã đăng ký lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam với trên 240 cổ đông, trong đó, 02 cổ đông lớn là Vietnam Airlines (nắm giữ 60% vốn điều lệ) và Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (sở hữu 10% vốn điều lệ). Hiện nay, NCS có vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, 592 cán bộ nhân viên và địa bàn hoạt động chính là sân bay quốc tế Nội Bài - Hà Nội, với 17 khách hàng là các hãng hàng không uy tín trong và ngoài nước. Năm 2012, sản lượng NCS cung cấp là 4.634.343 suất ăn, mang lại 349 tỷ đồng doanh thu và 47,38 tỷ đồng lợi nhuận (bằng 154% sản lượng, 213% doanh thu và 203% lợi nhuận năm 2008). Các chỉ tiêu tài chính của NCS được duy trì ở mức tương đối cao và ổn định: trong 05 năm (2008-2012) ROE bình quân đạt 35,8, ROA bình quân đạt 27,4% ; tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm đạt từ 31 đến 85% mệnh giá. Bên cạnh kết quả kinh doanh duy trì ở mức cao, NCS luôn được khách hàng là các hãng hàng không lớn và uy tín như Vietnam Airlines, Malaysia Airlines, Korean Air, China Airlines… đánh giá cao. Chiến lược phát triển trung và dài hạn của NCS là phấn đấu trở thành Công ty cung ứng suất ăn tầm cỡ trong khu vực, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Năm 2013, Công ty hoàn thành và vượt chỉ tiêu về sản lượng cũng như doanh thu (tăng 8,6 ) nhờ việc ký thêm được hợp đồng mới với 2 khách hàng là Finnair và Vietjet Air, đồng thời đàm phán tăng giá bán suất ăn và dịch vụ với một số hãng nước ngoài. Đối với công ty mẹ, Công ty cũng đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động SXKD của Vietnam Airlines thông qua chính sách giá bán hợp lý. Tuy nhiên, do khó khăn chung của thị trường vận tải hàng không, chi phí nguyên vật liệu đầu vào (chiếm trên 50% tổng chi phí) của công ty tăng cao trong khi việc đàm phán tăng giá với phần lớn các Hãng hàng không là khó khăn nên lợi nhuận công ty giảm từ 41,45 tỷ (năm 2012) xuống 31,63 tỷ (năm 2013). Mặc dù vậy, các chỉ số ROA và ROE vẫn ở mức cao, cổ tức bằng tiền chia cho cổ đông năm 2013 vẫn đạt 52%. Công ty TNHH MTV Suất ăn Hàng không Việt Nam Công ty TNHH MTV Suất ăn hàng không Việt Nam tiền thân là Công ty Liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay - VNCX, là công ty liên doanh với nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực dịch vụ hàng không, giữa Vietnam Airlines và Công ty suất ăn Cathay Pacific (CPCS). Công ty liên doanh thành lập năm 1993, có vốn điều lệ 4.062.000 USD, trong đó, Vietnam Airlines góp 60 và CPCS góp 40 vốn điều lệ. Với lợi thế là Công ty cung ứng suất ăn hàng không duy nhất tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, năm 2012, công ty đang duy trì cung cấp suất ăn cho trên 30 hãng hàng không và đạt trên 95% thị phần cung cấp suất ăn hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất (hiện công ty chỉ chưa cung cấp được suất ăn cho các hãng quốc tế có bay quá cảnh qua Bangkok). Về hiệu quả kinh doanh, Công ty đã hoạt động có lãi ngay từ năm bắt đầu liên doanh (1993), và duy trì mức lợi nhuận đạt tương đương vốn điều lệ trong những năm gần đây. Công ty cũng là đơn vị đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước với thành tích 3 năm liền 2010, 2011, 2012 được bầu vào TOP 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất do Tổng Cục thuế bình chọn. Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS) Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCTS) được thành lập năm 2005 bởi các cổ đông sáng lập gồm Vietnam Airlines, Công ty Vận tải và thuê tàu - Vietfracht, Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài và công đoàn khối cơ quan Vietnam Airlines. Trụ sở chính công ty đặt tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam. NCTS có vốn điều lệ 95,85 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa, vận chuyển mặt đất, bốc xếp hành lý hàng hóa đường bộ, đường không và các dịch vụ khác liên quan tới dịch vụ phục vụ hàng hóa bằng đường không, đường biển và đường bộ. Trong giai đoạn 2008-2012, công ty có tốc độ tăng doanh thu bình quân hàng năm là 24,5, tổng tài sản tăng bình quân 20 năm, chỉ tiêu ROA, ROE luôn đạt mức cao trên 55%. Năm 2013, Công ty đạt được nhiều kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng nhờ sản lượng tăng 27 và doanh thu tăng 31, lợi nhuận sau thuế tăng gần 41% lên 247,5 tỷ đồng. Nguyên nhân năm 2013 mặc dù nền kinh tế còn khó khăn nhưng sản lượng hàng hóa thông qua cửa khẩu sân bay Nội bài vẫn tăng trưởng trên 24%, mức tăng đột biến này là chủ yếu là do nhu cầu xuất nhập khẩu của Công ty Samsung Việt Nam. Công ty TNHH Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) được thành lập vào năm 1994, chính thức hoạt động từ năm 1997 dưới hình thức là công ty liên doanh. Công ty có vốn điều lệ 4.500.000 USD, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kho quản lý hàng hóa cho các chuyến bay quốc tế tại Sân bay Tân Sơn Nhất cho các khách hàng là các hãng hàng không quốc tế, đại lý giao nhận hàng hóa. TCS là một liên doanh giữa bên Việt Nam là Vietnam Airlines - góp 55% vốn điều lệ, Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) nắm giữ 15% vốn điều lệ và bên nước ngoài (Singapore) là SATS LTD (SATS) nắm giữ 30% vốn điều lệ. Từ năm 1997- 2011, công suất phục vụ hàng hóa của công ty đạt 100.000 tấn năm, nhưng hiện nay sau khi khởi công xây dựng công trình" Ga hàng hóa xuất khẩu giai đoạn II", công suất khai thác được gia tăng, đạt trên 350.000 tấn năm. Trong các năm 2008-2012, quy mô tổng tài sản của TCS giữ mức ổn định quanh 20 triệu USD. Sự sụt giảm 22 doanh thu đã làm cho lợi nhuận giảm tới 53% từ năm 2010 đến năm 2012. Cũng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, các chỉ số tài chính của TCS có xu hướng giảm dần. Cụ thể, ROA giảm từ 59 trong các năm 2008 xuống 28 trong năm 2012 và ROE trong năm gần đây nhất (2012) là 55%, giảm 18% so với năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng chậm lại là do tình hình kinh tế trong nước và khu vực đang trong tình trạng suy thoái, nhu cầu xuất nhập khẩu của nền kinh tế giảm mạnh và nhiều doanh nghiệp trong nước đang trong chiến lược cắt giảm chi phí vận chuyển. Đây là tình hình chung mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không phải đối mặt. Ngoài ra, sự xuất hiện của hai công ty phục vụ cùng ngành nghề hoạt động tại Sân bay Tân Sơn Nhất (Công Ty TNHH Dịch vụ Giao nhận Hàng hóa Tân Sơn nhất (TECS) và Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC) đã ảnh hưởng đến thị phần của TCS. Nối tiếp năm 2012, bước qua năm 2013 thị trường phục vụ hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục cạnh tranh khốc liệt dẫn đến giá dịch vụ và thị phần của TCS giảm, so với năm 2012, thị phần của TCS vào năm 2013 đã giảm xuống còn 70%. Về hoạt động kinh doanh, trong năm 2013 TCS mất hai khách hàng lớn là Thai Airways và Hongkong Airlines khiến cho sản lượng phục vụ trong năm giảm 4,5%. Mặc dù vậy, Công ty vẫn nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng doanh thu đạt 1,44% và sản lượng tăng 4,88 qua đó đạt mức lợi nhuận 131,8 tỷ đồng giảm 9,2% so với năm 2012. Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không (AIRSERCO) Công ty cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng không (thành lập năm 1994) vào tháng 1/2007. Công ty có vốn điều lệ 28 tỷ đồng, trong đó Vietnam Airlines nắm giữ 53%, cán bộ công nhân viên nắm giữ 12,2%, cổ phần bán đấu giá công khai chiếm 34,8%. Với định hướng chiến lược đầu tư để phục vụ cung ứng dịch vụ cho ngành Hàng không, AIRSERCO giữ vị trí chủ đạo trong thị trường cung cấp các sản phẩm dệt may cho Vietnam Airlines. Tuy nhiên, từ năm 2010, doanh thu và lợi nhuận của công ty sụt giảm do bị ảnh hưởng một phần bởi suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước, nhưngnguyên nhân chính vẫn là do hạn chế trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp, còn để phát sinh nợ khó đòi quá hạn phải trích lập dự phòng nên đã ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, Vietnam Airlines đang triển khai thực hiện thoái phần vốn góp của Vietnam Airlines tại AIRSERCO theo quyết định 172 QĐ-TTg ngày 16/01/2013 của Thủ tướng chính phủ, hiện hoạt động SXKD của công ty chủ yếu là cung cấp các vật phẩm phục vụ hành khách trên các chuyến bay của Vietnam Airlines. Được sự hỗ trợ của Vietnam Airlines, công ty đang cố gắng duy trì công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 0,14 tỷ, năm 2009 là âm 10,6 tỷ đồng, năm 2011 là âm 11,28 tỷ đồng, năm 2012 là âm 12,87 tỷ đồng, năm 2013 là 0,44 tỷ đồng. |