MSN và TTP thỏa thuận ‘khủng’, OGC dư mua trần hơn 8 triệu CP

MSN và TTP thỏa thuận ‘khủng’, OGC dư mua trần hơn 8 triệu CP

(NDH) MSN đứng giá tham chiếu và đã nâng giao dịch thỏa thuận của mình lên thành 6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là hơn 441 tỷ đồng.

Về cuối phiên giao dịch, giao dịch thị trường có phần diễn ra sôi động, thanh khoản thị trường có phần tăng nhanh hơn, tuy nhiên, điểm giúp thanh khoản thị trường cải thiện trong phiên hôm nay tiếp tục đến từ những giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn của một số cổ phiếu. Trong đó, TTP giảm 1.500 đồng xuống 54.500 đồng/CP và bất ngờ có giao dịch thỏa thuận hơn 4,1 triệu cổ phiếu ở mức giá tham chiếu, tương ứng giá trị giao dịch là trên 230,5 tỷ đồng. Được biết, cổ phiếu TTP sẽ chính thức hủy niêm yết tự nguyện kể từ ngày 15/10/2015 để tập trung việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, MSN đứng giá tham chiếu và đã nâng giao dịch thỏa thuận của mình lên thành 6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là hơn 441 tỷ đồng.

Như vậy, nếu trừ đi giao dịch thỏa thuận thì thanh khoản trên thị trường lại ở mức rất thấp, chỉ đạt khoảng hơn 1.400 tỷ đồng.

Tuy vậy, cả hai chỉ số trong phiên hôm nay đã duy trì được sắc xanh nhẹ vào cuối phiên, điều này có được là do nhận được lực đỡ khá tốt từ một số cổ phiếu trụ cột như VNM, STB, BID, KDC, ACB, PLC… Trong đó, STB tiếp tục tăng 300 đồng lên 156.700 đồng/CP. AAA tăng mạnh 500 đồng lên 13.300 đồng/CP nhờ vào thông tin Chủ tịch HĐQT và hai thành viên HĐQT tiếp tục mua gom cổ phiếu này.

Chiều ngược lại, khá nhiều cổ phiếu lớn như BVH, CTG, MBB, VCB, VIC… tiếp tục giảm giá gây nên áp lực khá lớn lên hai chỉ số. Trong đó, BVH giảm mạnh 1.000 đồng xuống 47.000 đồng/CP. VCB giảm 100 đồng xuống 44.000 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, OGC gây bất ngờ lớn khi tăng kịch trần và có dư bán giá trần lên tới hơn 8 triệu đơn vị.

Trong khi đó, hàng loạt các cổ phiếu bất động sản là FLC, HQC, ITA, KBC, SCR… đều đã chìm trong sắc đỏ.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,13 điểm, tức 0,02% lên 570,38 điểm. Toàn sàn có 114 mã tăng, 95 mã giảm và 100 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 79 triệu cổ phiếu, trị giá 1.878,9 tỷ đồng.

Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng tăng nhẹ 0,07 điểm (0,08%) lên 78,67 điểm. Toàn sàn có 78 mã tăng, 89 mã giảm và 201 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt trên 28,9 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 343 tỷ đồng.


Diễn biến giao dịch về gần cuối phiên sáng có phần xấu hơn, nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường đã đồng loạt giảm giá và đã kéo cả hai chỉ số xuống dưới mốc tham chiếu.

Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng như BID, CTG, EIB, MBB… đã chìm trong sắc đỏ. Khép phiên sáng, BID giảm nhẹ 100 đồng xuống 23.800 đồng/CP. CTG cũng giảm 100 đồng xuống 20.300 đồng/CP. Đáng chú ý, mã STB đi ngược thị trường và tăng 100 đồng lên 16.500 đồng/CP.

Bên cạnh đó, hàng loạt các cổ phiếu lớn khác như BVH, SSI, VIC, MSN, PVS, PGS… cũng đều chìm trong sắc đỏ.

Phiên sáng nay, khá nhiều cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ như ITA, KBC, NTL, KBC… đã gặp phải áp lực bán khá mạnh và đều đồng loạt giảm giá. Trong đó, HQC giảm mạnh 200 đồng xuống 5.000 đông/CP.

Giao dịch trên thị trường trong phiên sáng diễn ra rất ảm đạm, thanh khoản sụt giảm mạnh. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE và HNX chưa đạt 1.000 tỷ đồng.

Mã CII giảm 300 đồng xuống 23.300 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 1,8 triệu đơn vị. Trong khi đó, KLF đứng giá tham chiếu và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 1,4 triệu đơn vị.

Kết thúc phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 1,73 điểm (-0,3%) xuống 568,52 điểm. Toàn sàn có 61 mã tăng, 118 mã giảm và 130 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 36, 6 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 638,7 tỷ đồng.

Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,2 điểm (-0,25%) xuống 78,41điểm. Toàn sàn có 47 mã tăng, 92 mã giảm và 229 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch là hơn 16,4 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 195 tỷ đồng.


Giao dịch trong khoảng thời gian đầu của phiên cuối tuần diễn ra rất ảm đạm. sau 30 phút giao dịch, thanh khoản trê cả hai sàn chỉ đạt vỏn vẹn khoảng 100 tỷ đồng và chưa có mã nào khớp lệnh được trên 1 triệu đơn vị.

Trong khi đó, các cổ phiếu lớn trên thị trường đang phân hóa mạnh và khiến cả hai chỉ số VN-Index và HNX- Index dao động với biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu.

Hiện giờ, một vài cổ phiếu lớn như KDC, STB, VCB, BID… đã nhích lên trên mốc tham chiếu. Đáng chú ý, mã STB đang tăng mạnh 400 đồng lên 16.800 đồng/CP. Được biết, theo Quyết định số 1844/QĐ-NHNN ngày 14/9/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) từ ngày 01/10/2015.

Mã AAA đang tăng mạnh 500 đồng lên 13.300 đồng/CP. Được biết, Chủ tịch HĐQT của AAA và hai thành viên HĐQT đã tiếp tục đăng ký mua 2,5 triệu cổ phiếu AAA sau khi đã mua tổng cộng hơn 3,78 triệu cổ phiếu này.

Lúc 9:30 chỉ số VN-Index giảm 0,03 điểm (-0,01%) xuống 570,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 6 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 85 tỷ đồng.

Chỉ số HNX-Index cùng thời điểm tăng nhẹ 0,05 điểm (0,07%) lên 78,66 điểm. Tổng khối lượng giao dịch là hơn 4,3 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 48 tỷ đồng.

Trong ngắn hạn, diễn biến thị trường vẫn đang trong xu hướng đi ngang tích lũy. Cũng cần lưu ý rằng, thời điểm cuối Quý III cũng đã đến rất gần đi kèm với những thông tin kinh tế quan trọng đang được chờ đợi, đặc biệt là (1) tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm, (2) những hướng dẫn cụ thể hơn trong việc nới room ngoại và sau đó là (3) kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong Quý 3. Nếu những thông tin này đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư thì có thể sẽ tạo nên một cú hích trong ngắn hạn và chấm dứt giai đoạn đi ngang tích lũy, vốn đã duy trì được một khoảng thời gian. Theo đó, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư nên theo dõi sát diễn biến thị trường để có thể có vị thế kịp thời và chủ động khi kịch bản trên xảy ra.