Khối ngoại chuộng Việt Nam vì tăng trưởng nhanh

Theo Forbes, kế hoạch nới “room” ngoại của Việt Nam có thể dời đến cuối năm nay, thậm chí qua năm 2016. Giới đầu tư ngoại theo đó vẫn chưa có ý định rút chân khỏi thị trường.

Dù vậy, Forbes cho rằng giới đầu tư ngoại vẫn chưa có ý định rút chân khỏi thị trường, với ý tưởng mới rằng Việt Nam sẽ theo gót Thái Lan giới thiệu chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (non-voting depository receipt- NVDR) cho các quỹ nước ngoài, cho phép nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu nhưng không được biểu quyết.

Điều này cũngđồng nghĩa với việc không có tiếng nói trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp địa phương.

“Có nhiều cách để bảo vệ quyền kiểm soát địa phương mà vẫn giữ được thanh khoản. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài không đến Việt Nam để "giành" quyền tiếp quản", ông Marc Djandji - Giám đốc môi giới và kinh doanh tại VPBank Securities, TP.HCM nhận định.

Giới đầu tư ngoại chuộng Việt Nam vì tăng trưởng nhanh - ước đạt 5,7% vào năm 2016 theo Ngân hàng Asian Development Bank, đặc biệt khi thị trường này còn nổi lên như một cơ sở sản xuất xuất khẩu giá rẻ.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng tự tin vào tầng lớp người tiêu dùng trẻ ngày một gia tăng của Việt Nam, và đã mua ròng 280 triệu USD chứng khoán trên sàn giao dịch TP.HCM trong nửa đầu năm 2014 - trội hơn hẳn 263 triệu USD trong cả năm 2013. Theo đó, các khoản đầu tư ngoại đã chạm trần 49% trong 7/39 công ty bluechip trong nước.

Hiện vẫn chưa rõ khoảng thời gian chính xác dành cho việc phát hành NVDR ở Việt Nam, nhưng Forbes cho rằng đã đến lúc thị trường này cần làm những gì nên làm.

Nhóm ngân hàng đầu tư trong nước cảnh báo các quỹ nước ngoài - hiện chiếm khoảng 10-15% tổng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam - sẽ rút vốn nếu giới chức sách chậm đưa ra các biện pháp tăng thanh khoản, và hạn chế họ tham gia sâu vào các công ty hàng đầu quốc gia.