Ngày 16/9, Sở GDCK TP. HCM đã ra thông báo về thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Tập đoàn Dệt may Việt Nam – VINATEX.
Tổng số lượng nhà đầu tư đăng ký tham gia IPO Vinatex là 87 cá nhân và tổ chức. Khối lượng cổ phần đăng ký chỉ đạt 110,5 tỷ đồng, chỉ bằng 90,6% khối lượng cổ phần chào bán.
Đáng chú ý, đợt đấu giá này thu hút tới 12 tổ chức và 18 cá nhân nước ngoài, với tổng khối lượng đăng ký mua của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 55,3 triệu cổ phiếu.
.
Sau nhiều lần trì hoãn, phiên bán đấu giá gần 122 triệu cổ Vinatex sẽ được diễn ra vào ngày 22/9 tới tại Sở GDCK TP. HCM (HOSE). Kế hoạch sau cổ phần hóa, Nhà nước nắm cổ phần chi phối 51%, cổ đông chiến lược nắm giữ 24% tại Vinatex.
Trước đó, Vinatex đã có thông báo tìm được 2 nhà đầu tư chiến lược trong nước là Vingroup và VID.
Nhà đầu tư thứ nhất là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân phối, đơn vị đầu ngành về phát triển Khu Công nghiệp tại Việt Nam, đăng ký mua 14% vốn điều lệ tương đương 70.000.000 cổ phiếu.
Nhà đầu tư thứ 2 là Tập đoàn Vingroup - CTCP, nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phân phối, Tập đoàn đa ngành sở hữu chuỗi bán lẻ là các trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam, đăng ký mua 10% vốn điều lệ tương đương 50.000.000 cổ phiếu.
Theo thông tin từ Vinatex, phải 3 năm nữa, Tập đoàn mới tiến hành niêm yết trên sàn giao dịch có tổ chức cho nên nhà đầu tư. Nếu như vậy thì khi quyết định nắm giữ cổ phần Vinatex, nhà đầu tư cần xác định mục tiêu đầu tư trung và dài hạn. Đó có lẽ là lý do khiến đợt IPO của Vinatex thu hút khá khiêm tốn số lượng các nhà đầu tư tham gia.
Đọc thêm: Chủ tịch Vinatex: TPP không phải đũa thần cho dệt may trong nước