Trong buổi hội thảo "Thị trường chứng khoán 2015 - Cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành Xây dựng hạ tầng" mới diễn ra tại Hà Nội, Ông Vũ Anh Minh - Vụ trưởng vụ quản lý doanh nghiệp bộ GTVT có những chia sẽ về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực Xây dựng hạ tầng.
Cổ phần hóa triệt để
Ở nước ta, các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng hiện nay nhà nước còn nắm giữ rất nhiều. Trong các năm 2013, 2014 và tiến tới trong năm 2015, bộ GTVT sẽ tiến hành cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp mà nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ 100% vốn, quản điểm của bộ là sẽ cổ phần hóa triệt để. Mục đích là Nhà nước chỉ làm những gì mà các thành phần kinh tế khác không làm được, không muốn làm, không được làm. Còn lại mục tiêu sẽ xã hội hóa hết để thu hút được nguồn lực của xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước phát triển mạnh lên và cổ phần hóa chỉ là một phương thức xã hội quá và năm 2015 tập trung vào cổ phần hóa.
Trong vòng 2 năm, đã huy động trên 200.000 tỷ từ các nguồn vốn khác để đầu tư và kết cấu hạ tầng, đây chính là nguồn tạo ra công việc cho các doanh nghiệp.
Ông Minh cho rằng việc thu hút các nhà đầu tư là quan điểm cổ phần hóa triệt để, tức là Nhà nước không nắm giữ, hoặc nắm giữ rất ít và chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn một Nhà nước có thể nắm giữ 35% và giai đoạn hai thực hiện bán hết. Mục đích ngoài việc thu hút được nguồn lực mà còn tạo điều kiện cơ hội cho các nhà đầu tư lớn trực tiếp tham gia vào điều hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vai trò của nhà đầu tư lớn lúc này rất quan trọng.
Tốc độ tăng trường, 6 tháng năm 2014 sau khi chuyển thành doanh ngiệp cổ phần của 10 Tổng công ty là rất tích cực. Tổng tài sản tăng 18,59%, VCSH tăng 17,21%, doanh thu tăng 12,35%, lợi nhuận tăng 82,96%, thu nhập NLĐ tăng 22,6%.
Tiến tới, bộ GTVT sẽ thực hiện cổ phần hóa Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV),có quy mô tài sản khoảng 37.000 tỷ trong đó vốn Nhà nước khoảng 20.000 tỷ là một doanh nghiệp rất lớn trong lĩnh vực quản lý kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời cũng có một số doanh nghiệp khác như Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long. Bên cạnh đó, bộ sẽ triển khai cổ phần hóa 24 DN của TCT Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp của TCT Hàng Hải Việt Nam.
Tới đây, bộ GTVT sẽ đẩy mạnh thoái vốn đối với những doanh nghiệp đã thực hiện CPH xong. Hiện giờ, bộ GTVT đã hoàn hành thoái vốn xong đối với Cienco 1 và 4, còn 8 TCT còn lại sẽ thực hiện thoái vốn triệt để trong năm 2015 bao gồm Cienco 5, 6, 8, TEDI, Vận tải thủy, Xây dựng đường thủy, Xây dựng Thăng Long và Vinamotor. Đồng thời sẽ giảm tỷ lệ phần vốn Nhà nước hoạt có thể bán 100% đối với một số đơn vị và sẽ nhượng quyền khai thác một số các cảng hàng không sân bay, với mục tiêu thu hút được các nguồn lực xã hội để rút ngắn vòng quay của vốn để tiếp tục đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng khác.
Có thể bán 20% cổ phần của ACV cho NĐT chiến lược
Về việc cổ phần hóa Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV), bộ GTVT đã triển khai công tác cổ phần hóa đối với công ty này, hiện nay đang ở mức xây dựng CPH, ngày 31/12/2014 bộ đã ban hàng quyết định xây dựng giá trị doanh nghiệp về việc CPH Tổng công ty này. Phương án cổ phần hóa trước mắt Nhà nước sẽ nắm giữ 75% và sau đó có thể giảm xuống 65%. Bộ GTVT sẽ thẩm định và dự kiến sẽ trình Thủ Tướng Chính phủ trong tháng 4, và theo tính toán có thể CPH doanh nghiệp này trong quý III.
Bộ đang xây dựng theo hướng bán cho NĐT chiến lược khoảng 20% và 5% sẽ thực hiện IPO. Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có quyết định cụ thể và mới đang trong giai đoạn xây dựng phương án để báo các các cấp có thẩm quyền.
Vai trò quản lý nhà nước trong việc bán các cảng hàng không, sân bay... vẫn không thay đổi
Còn về vai trò quản lý nhà nước về chủ chương thực hiện bán các cảng hàng không, sân bay, cảng biển, đường cao tốc... cho các công ty tư nhân trong nước, nước ngoài mà Nhà nước không chiếm tỷ lệ chi phối. Ở đây, bộ GTVT đang nghiên cứu đề xuất theo hướng chuyển nhượng quyền khai thác tại một số cảng hàng không sân bay và sẽ lựa chọn thí điểm một số cảng hàng không.
Ông Minh cho biết, việc sở hữu thuộc ai hay quyền khác thác thuộc ai thì vai trò của Nhà nước vẫn không thay đổi kể cả trong trường hợp thực hiện chuyển nhượng quyền khai thác kèm theo tài sản do đây là kết cấu hạ tầng trên đất nhưng không bao gồm đất, và chỉ chuyển giao quyền khai thác trên đó chứ không chuyển giao các nhiệm vụ của quản lý Nhà nước.
Bộ GTVT đang thí điểm chuyển từ hình thức chỉ có một Tổng công ty quản lý khai thác sang hình thức có thể có nhiều nhà khai thác khác nhau để tạo ra sự cạnh tranh trong phạm vi độc quyền tự nhiên.