Sau khi tham gia đầu tư và trở thành cổ đông lớn nắm quyền điều hành ngân hàng Phương Nam từ năm 2004, ông Trầm Bê tiếp tục nuôi tham vọng có thể nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường tài chính.
Chưa chính thức khẳng định về thời điểm ra quyết định thâu tóm Sacombank, nhưng có thể thấy rằng, ông Trầm Bê đã âm thầm bắt tay vào việc thâu tóm Ngân hàng này trong khoảng từ năm 2010. Vào thời gian này, khi giá đã xuống mức hấp dẫn, cổ phiếu STB đã được một nhóm nhà đầu tư mua vào liên tục. Xoay quanh thương vụ Sacombank lúc đó, mặc dù chưa có thông tin nào rõ ràng nhưng ông Trầm Bê là người được đồn đoán có liên quan nhiều nhất đến thương vụ này.
Có thể nói, sau gần 5 năm phiêu lưu theo đuổi con đường trở thành ông chủ ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam, ông đã tốn bao công sức để đạt được những thành quả quan trọng và gần như lên đỉnh vinh quang khi thuyết phục được cổ đông đồng ý sáp nhập Phương Nam vào Sacombank.
Sau sáp nhập, Sacombank có quy mô thuộc tốp 5 Ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam, với vốn điều lệ gần 19 ngàn tỷ đồng, tổng tài sản trên 290 ngàn tỷ đồng, mạng lưới 567 điểm giao dịch cả ở Campuchia, Lào. Tổng số nhân sự sẽ là phép cộng của hơn 12,6 ngàn người của STB và hơn 2,9 ngàn người của PNB.
Tuy nhiên, đến phút cuối cùng ông lại đột ngột từ bỏ. Động thái này khiến cho dư luận không khỏi đặt ra nhiều câu hỏi về việc ông Trầm Bê sẽ ở đâu và làm gì sau quyết định tự nguyện từ bỏ hết mọi quyền lợi, cam kết không hủy ngang, vô thời hạn cho Ngân hàng nhà nước đồng thời bổ sung thêm tài sản khác nếu không đủ trả các nghĩa vụ nợ?
Dưới đây là nhưng cột mốc quan trọng trong cuộc phiêu lưu 5 năm của Trầm Bê với Sacombank.