Thuế chống bán phá giá cao ở thị trường Mỹ
Kể từ tháng 4 năm 2014, CTCP Hùng Vương (mã HVG - HOSE) đã tạm ngừng xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ do mức thuế chống bán phá giá cao. Theo lần rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 9 (POR9, từ1/8/2011 đến 31/7/2012), HVG phải trả mức thuế 1.2 USD/kg và đồng thời phải đặt cọc khoản tiền tương đương cho các đơn hàng xuất đi kể từ tháng 4/2014. Trong năm 2013, xuất khẩu đến thị trường Mỹ chiếm 35% sản lượng xuất khẩu cá tra của HVG, đạt 71,97 triệu USD.
Tiếp theo, trong tháng 7/2014, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra thông báo về kết quả sơ bộ của POR10. Theo đó, mức thuế quy định trong POR10 (từ 1/8/2012 đến 31/7/2013) sẽ thấp hơn POR9, nhưng vẫn duy trì ở mức cao. HVG có thể sẽ phải trả mức thuế 0,58 USD/kg, giống như hầu hết các nhà xuất khẩu cá tra khác.
Hiện tại, chỉ có CTCP Vĩnh Hoàn (VHC: HOSE) và CTCP thủy sản Nam Sông Hậu (công ty xuất khẩu mới có trong danh sách thuế chống bán phá giá) là không bị áp thuế chống bán phá giá từ phía Mỹ.
Triển vọng hứa hẹn từ thị trường Nga
Nga vừa dỡ lệnh cấm nhập khẩu cá tra.Trong lúc không còn nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ không còn nhiều, triển vọng từ thịtrường Nga có nhiều hứa hẹn. Vào tháng 1/2014, Nga đã ra lệnh cấm nhập khẩu cá tra từ Việt Nam bởi các quan ngại về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, nhờ vào những nỗ lực từ Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và bản thân các nhà xuất khẩu cá tra với cơ quan quản lý phía Nga về vấn đềđảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, trong tháng 8 năm 2014, Nga đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với mặt hàng cá tra từ Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ có HVG cùng với 3 công ty cá tra khác được cấp phép bán sản phẩm vào thị trường Nga. Trong năm 2013, tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Nga đạt 44,37 triệu USD, chiếm 2,55% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra. HVG rất mạnh tại thị trường Nga, chiếm xấp xỉ50% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Nga trong năm 2013.Xuất khẩu sang Nga có thể tăng mạnh bởi lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga đối với các nƣớc phƣơng Tây
Do các bất đồng giữa Nga và các nước phương Tây về vấn đề xung đột tại Ukraine, Nga đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Mỹ, EU, Na Uy, Úc và Canada, bao gồm các sản phẩm như thịt, cá, sữa, trái cây và rau quả. Lệnh cấm này sẽ có hiệu lực trong 1 năm kể từ tháng 8 năm 2014.
Theo Reuters, trong năm 2013, các quốc gia phải chịu lệnh cấm này có tổng kim ngạch xuất khẩu 1.4 tỷ USD cho các sản phẩm cá sang thị trƣờng Nga. Truyền thông Nga cho biết giá các loại thực phẩm đã tăng mạnh sau lệnh cấm này, ví dụ như giá cá hồi đã tăng 60%, lên đến 22.0 USD/kg.Với vị thế mạnh tại thị trường Nga, SSI Research tin rằng HVG sẽ tận dụng tốt cơ hội khi nguồn cung các sản phẩm cá tại Nga bị thiếu hụt. Xuất khẩu tới thị trường Nga của HVG có thể sẽ tăng mạnh cùng với tỷ suất lợi nhuận tăng trong những tháng sắp tới.
Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan Nga – Belarus - Kazakhstan Việt Nam hiện đang tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan Nga –Belarus – Kazakhstan. Hiệp định này dự kiến sẽ được ký kết vào đầu năm 2014, với nhiều khả năng thuế nhập khẩu mặt hàng cá tra phi lê sẽ giảm từ 10% xuống còn 0%. Việc giảm thuế nhập khẩu xuống 0% này chắc chắn sẽ làm tăng khối lượng xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga.
Khả năng miễn thuế GTGT cho mặt hàng thức ăn chăn nuôi
Vào ngày 26/8/2014, Văn phòng Chính Phủ đã ban hành Thông báo số 344/TB-VPCP về việc Thủtướng Chính Phủ đã chấp thuận giảm thuế GTGT đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi từ mức 5% hiện tại xuống còn 0%. Chủ trương này sẽ được trình Quốc Hội thông qua tại Kỳ họp Quốc Hội sắp diễn ra vào tháng 10 tới đây..
Mặc dù việc miễn thuế GTGT sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của HVG bởi các công ty xuất khẩu cá tra được hoàn thuế GTGT khi xuất khẩu, SSI Researchtin rằng HVG sẽ được hưởng lợi từchính sách này theo 2 cách. Một là, việc miễn thuế GTGT sẽ làm chi phí nuôi cá của các hộ nông dân.
Hiện tại, khoảng 20% sản lượng cá tra của HVG được cung cấp bởi các hộ nông dân. Nếu giá bán cá của các hộ nông dân giảm xuống, HVG có thể lựa chọn giữa việc thu mua cá từ các hộ nông dân và việc tự nuôi cá sao cho chi phí là thấp nhất. Hai là, việc miễn thuế GTGT có thể sẽ khuyến khích nhiều hộ nông dân nuôi cá tra hơn, làm tăng nhu cầu cho mặt hàng thức ăn chăn nuôi. Nhờ đó, công ty con của HVG là VTF có thể tăng giá bán các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, mặc dù mức tăng này có thểkhông nhiều.
Trong năm 2014, SSI Research dự kiến rằng HVG có thể thu được 55 tỷ VNĐ lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh tôm của các công ty liên kết như FMC và Faquimex, tăng hơn 3 lần so với năm 2013. Bên cạnh đó, HVG cũng tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP thức ăn chăn nuôi Việt Thắng từ 55,6% lên 76%, tại CTCP XNK Thủy sản An Giang từ 51,4% lên 74,9%. Đồng thời, tỷ lệ sở hữu tại FMC cũng sẽ được tăng lên 51% từ 39,3%.
Kết quả kinh doanh sẽ tốt hơn vào 6 tháng cuối năm 2014 và năm 2015
SSI Researchdự đoán rằng doanh thu thuần năm 2014 của công ty sẽ đạt 13.439 tỷ VNĐ, tăng 21,7% so với năm trước, và lợi nhuận thuần thuộc về các cổ đông sẽ đạt 323 tỷ VNĐ, tăng 30,3% so với năm trước, tương đương với mức EPS là 2.439 đồng. Trong năm 2015, doanh thu ước tính sẽ tăng 33,3%, đạt 17.909 tỷ VNĐ nhờ vào sản lượng xuất khẩu cá tra tăng 18% so với năm trước và việc hợp nhất kết quả kinh doanh của FMC. Lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông năm 2015 ước tính sẽ tăng 29,7%, đạt 390 tỷ VNĐ, tương ứng với mức EPS là 2.932 đồng, do tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn và việc tăng tỷ lệsở hữu tại các công ty con.
Mặc dù lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 có phần không như kỳ vọng, SSI Research tin rằng kết quả kinh doanh sẽ tốt hơn vào 6 tháng cuối năm 2014 và năm 2015 với tiềm năng đầy hứa hẹn từ thị trường Nga, lợi nhuận từ nuôi tôm, và có thể có những ảnh hưởng tích cực từ việc miễn thuế GTGT cho mặt hàng thức ăn chăn nuôi.