Hợp nhất các công ty Chứng Khoán: “Đũa thần” tái cấu trúc TTCK?

Hợp nhất các công ty Chứng Khoán: “Đũa thần” tái cấu trúc TTCK?

Ngày 23/11, CTCP Chứng khoán Hải Phòng (Haseco – HPC) chính thức công bố kế hoạch về việc hợp nhất với CTCP chứng khoán Á Âu (AAS). Đây được xem là thương vụ hợp nhất đầu tiên mở màn cho lộ trình tái cơ cấu các công ty chứng khoán (CTCK) trong giai đoạn tiếp theo.

Liệu biện pháp này có xóa lỗ cho các CTCK sau hợp nhất và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu theo lộ trình đã định…

AAS và HPC hợp nhất bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của 2 công ty sang công ty hợp nhất. Vốn điều lệ củacông tymới sẽ được xác định bằng tổng giá trị tài sản của HPC và AAS đã được kiểm toán tại ngày 30/6/2015.

Xóa lỗ bằng hợp nhất ?

Theo ông Vũ Dương Hiền – Tổng Giám đốc CTCK Hải Phòng, công ty hợp nhất sẽ mang tên là CTCP Chứng khoán Hải Phòng – Haseco (Mã: HAC), với vốn điều lệ 291,8 tỷ đồng. Tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu của cổ đông HPC và AAS sang cổ phiếu mới lần lượt là 1000 : 731 và 1000 : 39. Mỗi cổ đông nắm giữ 1000 cổ phiếu HPC hoặc AAS sẽ được đổi lấy 731 hoặc 39 cổ phần công ty sau hợp nhất. Ngày đăng ký cuối cùng thực hiện hợp nhất là 23/11/2015. Trước đó 2 ngày, HPC sẽ chính thức hủy niêm yết. Sau đó, cổ phiếu công ty sau hợp nhất sẽ được đăng ký niêm yết theo quy định. Trong trường hợp phải chờ thời gian thực hiện niêm yết, cổ phiếu công ty sau hợp nhất sẽ đăng ký giao dịch trên UpCOM từ tháng 1/2016.

Vậy sau sáp nhập, để xử lý hết lỗ lũy kế, cả AAS và HPC cần phải làm gì ? Theo ông Hiền, nếu không hợp nhất, HAC phải mất một thời gian dài, khoảng 10 năm để xóa được lỗ lũy kế. Tuy nhiên, việc hợp nhất sẽ giúp công ty hoàn thành sớm hơn dự kiến – ông Hiền khẳng định

Xử lý các khoản lỗ sau sáp nhập như thế nào?

Trước khi sáp nhập, HPC và AAS đều có những khoản lỗ lũy kế khổng lồ, kéo theo việc giảm sâu giá trị tổng tài sản. Với HPC, vớivốn điều lệtrên 400 tỷ đồng, giá trị tổng tài sản cuối quý 2 năm 2015 của công ty chỉ còn 397 tỷ đồng – trong đó vốn chủ sở hữu còn 290 tỷ đồng. Tính đến thời điểm ngày 30/6/2015, HPC lỗ lũy kế 212 tỷ đồng.

Trên thực tế, từ năm 2012 đến nay, HPC luôn có lãi. Khoản lỗ lũy kế khổng lồ nói trên chủ yếu đến từ kết quả của 2 năm kinh doanh bê bết (2010 – 2011) – cũng là giai đoạn mà TTCK lao dốc, nhiều công ty chứng khoán lâm vào hoàn cảnh tương tự.

Với AAS, vốn điều lệ 35 tỷ đồng, tổng tài sản công ty còn lại 3,1 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 1,4 tỷ đồng.

Để xử lý hết lỗ lũy kế, cả AAS và HPC cần phải mất một thời gian dài. Riêng HPC, phải cần đến 10 năm – ông Hiền nhấn mạnh. Được biết, HAC – CTCK sau sáp sẽ có vốn điều lệ gần 292 tỷ đồng – thấp hơn nhiều so với mức vốn điều lệ hiện tại của HPC. Sau hợp nhất, HAC dự kiến tăng vốn điều lệ lên mức 583 tỷ đồng (tăng gấp đôi) vào năm 2018 – thời điểm được dự báo là tình hình kinh doanh có dấu hiệu sáng sủa.

Theo đó, lợi ích đối với cổ đông của AAS và HPC sau khi hai công ty này hợp nhất sẽ có cơ hội được nhận cổ tức từ phần vốn đầu tư ngay khi công ty hợp nhất hoạt động kinh doanh có lãi. Đồng thời, công ty hợp nhất sẽ có thể thực hiện niêm yết khi đáp ứng đủ điều kiện, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu.

Trong thời gian tới sẽ triển khai nhiều cơ chế nhằm đẩy mạnh công tác tái cấu trúc TTCK để thị trường thực sự trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế đất nước.

Theo đó, (HAC) dự kiến sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán, với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi xử lý các khoản lỗ sau sáp nhập. Việc định giá 10.000 đồng/cổ phiếu HAC cũng được tiến hành song song.


Ngày 23/11, HPC đang giao dịch với giá 2.800 đồng/cổ phiếu. Vậy, liệu kết quả hoạt động kinh doanh cũng như kỳ vọng củathị trườngvề công ty chứng khoán HAC mới có được như là kỳ vọng. Trên thực tế, việc hoạt động của HAC có hiệu quả hay không chính là bài toán, là thước đo chính xác nhất cho lợi ích của cổ đông 2 công ty sau sáp nhập…

Tái cấu trúc CTCK để huy động vốn

Theo ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBCK Nhà nước, trong thời gian tới sẽ triển khai nhiều cơ chế nhằm đẩy mạnh công tác tái cấu trúc TTCK để thị trường thực sự trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế đất nước. Ông Sơn nhấn mạnh, việc sáp nhập các CTCK là bước đi rất đáng khuyến khích. Nhưng cái khó hiện nay là tùy theo tài sản tài chính của từng CTCK và thiện chí giữa các bên sáp nhập. Chỉ những CTCK còn tài sản, gần như không nợ nhiều, danh mục tự doanh có tính thanh khoản cao… thì khả năng sáp nhập còn khả thi. Ngược lại, những CTCK còn nợ cao, tự doanh lớn thì rất khó thực hiện. Ngoài ra, sự hỗ trợ của cơ quan quản lý về khung luật pháp là rất quan trọng.

Tính đến cuối năm 2014, toàn thị trường có 672 CTCK niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM (chưa tính 2 quỹ ETF nội) với tổng giá trị niêm yết tăng 59% so với năm 2011. Hoạt động phát hành trái phiếu được đẩy mạnh với khối lượng phát hành tăng cao. Cụ thể, giá trị phát hành trái phiếu năm 2014 gấp gần 3 lần so với năm 2011; Giá trị thanh khoản trên thị trường thứ cấp được cải thiện mạnh mẽ, với giá trị giao dịch bình quân năm 2014 gấp 5,6 lần so với năm 2011. Số lượng CTCK từ 105 công ty đã thu hẹp còn 81 công ty (giảm 24 công ty). Tuy nhiên, yêu cầu tái cấu trúc TTCK đã được Bộ Tài chính xác định phải mạnh mẽ hơn nhằm minh bạch thị trường, thu hút sự tham gia của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cho đến nay, vốn pháp định cho CTCK khi thực hiện toàn bộ 4 nghiệp vụ là 300 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tùy thuộc vào đóng góp của cổ đông, nhất là cổ đông chiến lược, các quỹ đầu tư, đánh giá lại tài sản… Theo thống kê, 81 Cty CK hiện có tổng vốn điều lệ là 25 ngàn tỷ đồng, tổng nguồn vốn khả dụng khoảng 1 tỷ USD. Một phần lớn vốn hoạt động của CTCK đến từ các tổ chức tín dụng khi cho vay kinh doanh chứng khoán, cầm cố chứng khoán (nhất là ở các CTCK do các tổ chức tín dụng thành lập). Khi đã sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn thì rủi ro thanh toán là điều chắc chắn.

Các CTCK cũng không thoát khỏi tình hình chung là hoạt động dựa vào vốn tín dụng là chủ yếu. Khi chính sách tiền tệ thắt chặt, mặc nhiên nguồn vốn này bị giảm sút, gây rủi ro về thanh khoản và thanh toán cho các CTCK. Để giải quyết những bài toán hóc búa này, trong năm 2015, Bộ Tài chính, UBCK Nhà nước sẽ tập trung hoàn thiện khung pháp lý nhằm hoàn tất công tác tái cấu trúc TTCK và hỗ trợ tích cực tái cấu trúc nền kinh tế: Cụ thể như việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ – CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

Trong đó sẽ tập trung sửa đổi các quy định về: chào bán chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty đại chúng, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ, chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng; Đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán; Tổ chức kinh doanh chứng khoán; Sự tham gia của nhà đầu tư có vốn nước ngoài trên TTCK Việt Nam và quỹ đầu tư bất động sản…

Song song đó, Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm như hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty, Doanh nghiệp Nhà nước trong việc cổ phần hóa, thoái vốn gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch. Đề xuất cơ chế phối hợp với NHNN trong việc gắn tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, cổ phần hóa các NHNN nắm quyền chi phối với niêm yết, đăng ký giao dịch.

Theo ông Vũ Bằng – Chủ tịch UBCK Nhà nước, tới đây Bộ Tài chính sẽ quyết liệt thực hiện hợp nhất, giải thể, phá sản các Cty chứng khoán yếu kém, thua lỗ dựa trên nền tảng các chỉ tiêu an toàn tài chính; Xem xét nâng cao tiêu chí thành viên của Sở giao dịch chứng khoán nhằm xử lý những công ty yếu kém; Tiếp tục sửa đổi quy định nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hoạt động và hỗ trợ cho việc giải thể, tái cấu trúc các cty CK theo lộ trình…