Có 80% chính sách, chương trình hỗ trợ chưa được đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện một số chương trình diễn ra chậm, nội dung hỗ trợ chưa sát yêu cầu thực tiễn, thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cấp, ngành… Vậy vấn đề đặt ra đối với DNNVV thời gian tới như thế nào?
Thực tiễn tại Bắc Ninh
Nếu xét về mặt địa lý - xã hội, có thể nói Bắc Ninh là tỉnh có khá nhiều lợi thế tự nhiên để phát triển DNNVV, mạng lưới kinh tế làng nghề khá phát triển, thậm chí có những làng nghề có tới 400 giám đốc. Để phát huy tối đa những điểm mạnh đó nhằm phát triển khu vực DNNVV tốt nhất, tỉnh cũng quy hoạch các khu cụm, công nghiệp, tạo điều kiện DN tiếp cận đất đai thuận lợi, qua đó thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện nay, Bắc Ninh có khoảng 7200 DN đăng ký, trong đó phần lớn là DNNVV. Để hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn, tỉnh có chủ trường thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV (miễn phí bảo lãnh), chú trọng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, ngoài ra còn có các chương trình kết nối giữa ngân hàng và DN, ưu tiên hỗ trợ các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Để phát triển nguồn nhân lực, Bắc Ninh tập trung trợ giúp DN đào tạo khởi sự, quản trị DN. Cụ thể, hỗ trợ DN đào tạo lao động 1 triệu đồng/lao động, đặc biệt còn hỗ trợ đào tạo giám đốc điều hành (CEO) cho Hiệp hội DNNVV ( 50% chi phí), hỗ trợ truyền nghề, đãi ngộ nghệ nhân thợ giỏi ở làng nghề (100% kinh phí), thu hút và hỗ trợ đầu tư nhiều trường nghề(trên 40 trường).Kết nối thị trường lao động, đào tạo lao động chất lượng cao,... Ngoài ra còn hỗ trợ DN đổi mới công nghệ thông qua các chương trình khuyến công, tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn (50% chi phí kiểm toán năng lượng; sản xuất sạch hơn. Hỗ trợ thông qua dự án khoa học công nghệ hàng năm
Trong cải cách thủ tục hành chính, tất cả các quy định trình tự thủ tục đầu tư đều minh bạch, rút ngắn thủ tục thông qua quy trình thụ lý song song nhiều thủ tục. Tạo thuận lợi cho chuyển nhượng tài sản và quyền sử dụng đất của DN. Hỗ trợ DN XTTM thông qua các hoạt động như: hỗ trợ DN tham gia hội trợ, triển lãm ( 50% chi phí thuê gian hàng trong tỉnh; 100% chi phí thuê gian hàng và vận chuyển). Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, sở hữu công nghiệp (5 triệu đồng/nhãn trong nước; 10 triệu đồng/ nhãn nước ngoài; 60 triệu đồng/ nhãn tập thể trong nước; 100 triệu đồng/ nhãn tập thể nước ngoài, lập website của DN (5 triệu đồng/ DN). Nhờ đó mà nhiều năm nay, chỉ số PCI của Bắc Ninh luôn nằm trong Top 10 tỉnh tốt nhất.
Đến những vấn đề đặt ra trong Luật hỗ trợ DNNVV
Câu chuyện của Bắc Ninh cũng là điển hình cho câu chuyện hỗ trợ DNNVV của nhiều tỉnh, thành khác do các chính sách hỗ trợ chung còn chưa rõ ràng. Chẳng hạn ngay từ quan niệm cách thức hỗ trợ DNNVV đã có những điểm khác biệt giữa DN và cơ quan chức năng. Trong khi ý kiến của các DN thiên về hỗ trợ vốn, tín dụng (dạng dưới chuẩn, dễ vay), thì quan niệm từ phía Nhà nước là hạn chế hỗ trợ tài chính trực tiếp cho DN, hỗ trợ thông qua cải thiện môi trường kinh doanh…
Do đó, theo tôi, thứ nhất, để tổ chức hỗ trợ DNNVV tốt nhất, thiết nghĩ trước hết là quan điểm về hỗ trợ DN phù hợp thông lệ quốc tế. Sự hỗ trợ phải nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN.
Thứ hai, hiện nhiều sắc luật như Luật Ngân sách cũng chưa ràng buộc hỗ trợ DN lớn ( DNNN, hỗ trợ đầu tư...) nên tạo ra bất lợi cho DNNVV. Đặc biệt, cũng chưa hình thành mạng lưới hỗ trợ DN chuyên nghiệp và thị trường hỗ trợ nhu cầu cơ bản của DNNVV còn hạn chế, nhất là ở các tỉnh. Chất lượng dịch vụ hỗ trợ DN đáng lo ngại, chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN trong chỉ số PCI rất thấp, thiếu quy định về dịch vụ công hỗ trợ DN. Ngay cả những văn bản dưới luật cũng vậy, Điều 6, NĐ 56 chưa được tôn trọng đầy đủ: "cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến DNNVV có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương về trợ giúp phát triển DNNVV quy định tại Điều 15 của Nghị định này để bảo đảm các văn bản pháp luật này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực DNNVV".
Một vấn đề nữa là theo điều tra PCI của VCCI, nhiều DNNVV cho rằng khu vực DN FDI đang có nhiều ưu đãi hơn khu vực DNNVV trong nước. Ngay ở khung pháp lý về hỗ trợ DNNVV hiện nay là Nghị định 56 còn chung chung thiếu cụ thể, chủ yếu mang tính định hướng, khuyến nghị trong khi các quy định hỗ trợ quá nhiều và thường quy định trong các chương trình, đề án do vậy thiếu minh bạch và chưa tạo tính bình đẳng để DN tiếp cận. Trong khi đó, các DN cho rằng khâu hỗ trợ về đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh không nhiều. Thậm chí, nhiều nơi ban hành nhiều quy định hỗ trợ tài chính cho DN chưa phù hợp với NĐ 56, hạn chế trong các quy định tạo thị trường mua sắm công cho DNNVV.
Trước những bất cập trong công tác hỗ trợ DNNVV, thiết nghĩ các Bộ, ngành trước hết cần cải cách về môi trường kinh doanh, đó là cách trợ giúp tốt nhất. Đặc biệt, cần sớm có Luật về hỗ trợ DNNVV, quy định những cách thức trợ giúp tiến bộ, phù hợp thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tế, tránh các quy định cảm tính, thiếu hiệu quả, phân tán nguồn lực, phô trương, hình thức, thiếu cam kết nguồn lực,… đảm bảo công khai minh bạch.
Luật hỗ trợ DNNVV phải thúc đẩy những tiến bộ về hoạt động của các cơ quan công quyền coi trợ giúp DNNVV là mục đích tự thân, không thể là "ban phát"; "xin cho". Hỗ trợ DNNVV phải hướng tới hình thành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chuyên nghiệp, chất lượng; tác động trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo ra thị trường mua sắm công minh bạch và tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận bình đẳng. Có như vậy khu vực DNNVV mới phát huy hết tiềm năng để đảm bảo hội nhập và phát triển bền vững.
Phải tính đến quy mô của DN
Ở Trung Quốc có khu công nghiệp được gọi là "mì ăn liền", tức là DN chỉ có mỗi việc mang máy móc vào là sản xuất được ngay. Vậy ở Việt Nam đã có những loại hình như thế chưa? Còn nếu bắt các DNNVV đi làm tất cả các thủ tục như DN lớn, từ lúc xin đất cho đến xây dựng nhà xưởng, xử lý môi trường… thì DNNVV không thể làm được. Như vậy, chính sách hỗ trợ phải tính đến quy mô nhỏ của DN khi tiếp cận những dịch vụ này. Chúng ta quên mất rằng, trong hỗ trợ DNNVV thì DN lớn cũng được hưởng lợi rất nhiều, đơn cử nếu công nghiệp hỗ trợ phát triển thì DN nghiệp sẽ được hưởng lợi. Hơn nữa, nhiều DN lớn có thể đóng góp vai trò trong việc hỗ trợ DNNVV. Đối với các Hiệp hội DN sự hỗ trợ thì vẫn còn nhiều hạn chế. Để có một chính sách tốt hỗ trợ DN thì phải làm cái gì? Trước tiên là phải so sánh điều kiện của VN với các nước khác. Thế giới chia ra làm 3 nhóm các nước.Nhóm 1 là các nước phát triển dựa vào nguồn lực, có nghĩa có gì dùng nấy. Nhóm thứ hai, phải nâng cao năng suất để phát triển một cách có hiệu quả. Ví dụ, Đài Loan, Singapore. Nhóm thứ 3 là dựa vào sáng tạo đổi mới, như Mỹ, EU, Nhật Bản. Vậy Việt Nam phải xem mình đang ở nhóm nào? Xác định chiến lược có nghĩa là chúng ta mong muốn cái gì đối với DNNVV. Định hỗ trợ như thế nào? Hỗ trợ cho lớn lên hay nhiều lên?... DNNVV thường phải tiếp cận vốn theo đường vòng
Vì vậy, để hỗ trợ DNNVV tốt, Thứ nhất, thành lập Quỹ hỗ trợ DNVVN hoạt động liên tục và hiệu quả. Duy trì nguồn vốn hợp lý cho DNVVN, hoạt động liên tục, Tập trung vào các DNVVN thuộc các lĩnhvực ưu tiên Quỹ nên hoạt động thông qua ủy thác cho các ngân hàng Thứ hai, tổ chức thường xuyên các chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành của lãnh đạo DNVVN. Phối hợp với các Hiệp hội, ngân hàng, tổ chức uy tín trong và ngoài nước, các diễn đàn kết nối DNVVN, chia sẻ kinh nghiệm Thứ ba, có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn đối với việc thành lập/mở mới DNVVN để ngân hàng có căn cứ tạo cơ chế tốt hơn. Hiện nay việc mở mới và đóng cửa DNVVN diễn ra khá dễ dàng, các ngân hàng chưa dám mạo hiểm cho vay với DNVVN mới thành lập (điều kiện thông thường: có thâm niên từ 3 - 5 năm). Thứ tư, tạo kênh thông tin tổng hợp về kinh tế vĩ mô, thị trường, chính sách, cơ chế của nhà nước đối với DNVVN, cung cấp, tương tác và cập nhật hàng ngày cho DNVVN. Quốc Anh ghi |
TS Nguyễn Phương Bắc
Phó Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Bắc Ninh