‘Hàng nóng’ trở lại, VN-Index bật tăng gần 8 điểm

‘Hàng nóng’ trở lại, VN-Index bật tăng gần 8 điểm

(NDH) Sau phiên bán tháo hôm qua, khá nhiều cổ phiếu có tính đầu cơ đã đồng loạt tăng giá trở lại, bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu lớn cũng đã hồi phục khá tốt và giúp hai chỉ số có được mức tăng đáng kể.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 536,82 điểm, tăng 7,87 điểm (1,49%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 93,8 triệu đơn vị, trị giá 1.339,88 tỷ đồng. Toàn sàn có 146 mã tăng, 64 mã giảm và 93 mã đứng giá.

Về cuối phiên giao dịch, lực bán giá thấp tiếp tục giảm mạnh, trong khi đó, lực cầu có phần tăng cao đã khiến giao dịch có phần khởi sắc hơn. Sau phiên bán tháo hôm qua, nhiều cổ phiếu có tính đầu cơ trên sàn HOSE như VHG, HAI, FLC, KMR… đã đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, VHG và KMR đã được kéo lên mức giá trần. Phiên hôm nay, VHG khớp lệnh được hơn 2,5 triệu đơn vị và vẫn còn dư mua giá trần tới hơn 2,2 triệu đơn vị. FLC tăng mạnh 300 đồng lên 9.400 đồng/CP và khớp lệnh hơn 6 triệu đơn vị.

Trong khi đó, với những thông tin liên quan tới sự cố tại OceanBank, OGC vẫn giảm kịch sàn và vươn lên là mã có khối lượng khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt gần 7 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu lớn, GAS đã bứt phá mạnh với mức tăng 3.000 đồng lên 61.000 đồng/CP và là nhân tố chính giúp nới rộng sắc xanh của chỉ số VN-Index. Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn khác là BID, BVH, CTG, VCB… cũng đồng loạt tăng giá.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 77,44 điểm, tăng 0,93 điểm (1,22%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 39,3 triệu đơn vị, trị giá 434,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 135 mã tăng, 55 mã giảm và 174 mã đứng giá.

Khá nhiều cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX như ACB, VCG, SHB, PVX, PVS, PGS… đã đồng loạt tăng giá trở lại và giúp chỉ số HNX-Index hồi phục rất tốt. Trong đó, PVS tăng mạnh 600 đồng lên 24.300 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. PVC tăng 600 đồng lên 20.900 đồng/CP.

Phiên hôm nay, KLF tăng 200 đồng lên 6.600 đồng/CP và tiếp tục có khối lượng khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 5 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, mã VFR bất ngờ tăng kịch trần và có giao dịch rất mạnh, với khối lượng khớp lệnh chỉ đứng sau KLF và đạt hơn 3 triệu đơn vị. Trước đó, SCIC đã đăng ký bán toàn bộ hơn 7,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 51,02% vốn của VFR để cơ cấu danh mục đầu tư.

Mã HHS được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1.300.090 đơn vị (chiếm 30,4% tổng khối lượng giao dịch). Hiện HHS đứng ở mức giá 24.300 đồng/cp (+6,6%), tổng khối lượng giao dịch đạt 4.276.860 đơn vị. Các mã tiếp theo là DXG (944.000 đơn vị), SHB (779.000 đơn vị), HUT (765.000 đơn vị), HBC (567.750 đơn vị).


Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 532,03 điểm, tăng 3,08 điểm (0,58%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 52,89 triệu đơn vị, trị giá 743,58 tỷ đồng.

Tương tự, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 76,76 điểm, tăng 0,25 điểm (0,33%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,2 triệu đơn vị, trị giá 238,86 tỷ đồng.

Cổ phiếu hiện giao dịch nhiều nhất trên HOSE là FLC với 3,9 triệu đơn vị, đứng ở mức 9.200 đồng/cp (1,10%). Trên sàn Hà Nội, vị trí số 1 thuộc về mã KLF với 2,59 triệu đơn vị, đứng ở mức 6.400 đồng/cp (0,00%).

Đáng chú ý, OGC vẫn tiếp tục giảm kịch sàn với khối lượng khớp lệnh là gần 3,9 triệu đơn vị, trong khi vẫn còn dư bán giá sàn hơn 1,44 triệu đơn vị.


Lực cầu đã gia tăng trở lại và giúp kéo nhiều cổ phiếu lớn như GAS, MSN, BVH, BID... lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, sau phiên giảm mạnh hôm qua, GAS đã tăng trở lại 2.000 đồng lên 60.000 đồng/CP và là nhân tố chính giúp nới rộng sắc xanh của chỉ số VN-Index.

Chiều ngược lai, mã OGC tiếp tục bị bán tháo mạnh và đã chạm mức giá sàn. Hiện giờ, OGC đã khớp lệnh hơn 3,6 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn hơn 1,3 triệu đơn vị. Được biết OGC đã có công văn phúc đáp Sở GDCK Tp. HCM về thông báo ảnh hưởng của việc Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) không còn là công ty liên kết. Theo đó, tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán hợp nhất và báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2014 của OGC sẽ giảm giá trị ước tính 971 tỷ đồng.


Sau phiên lao dốc mạnh hôm qua, tâm lý nhà đầu tư tiếp tục ở trạng thái thận trọng, giao dịch vẫn có phần dè dặt. Tuy nhiên, khoảng thời gian đầu của phiên hôm nay, lực bán mạnh giá thấp đã không còn xảy ra, trong khi đó, nhiều cổ phiếu lớn như GAS, BID, CTG, VIC… đã đồng loạt tăng giá trở lại và kéo chỉ số VN-Index lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, GAS tăng 500 đồng lên 58.500 đồng/CP. BVH tăng 400 đồng lên 33.000 đồng/CP.

Chiều ngược lại, mã VCB tiếp tục đi ngược thị trường, tuy nhiên, trái với phiên hôm nay, trong khi thị trường đang có dấu hiệu hồi phục trở lại thì VCB lại giảm 200 đồng xuống 38.400 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã như HAR, HQC, ITA, KBC… đã nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu sau khi bị bán rất mạnh ở phiên hôm qua. Trong đó, KBC đang tăng 100 đồng lên 14.900 đồng/CP và có thỏa thuận 2,5 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 38,5 tỷ đồng.

Tuy vậy, vẫn có một số mã tiếp tục bị bán mạnh ngay từ đầu phiên giao dịch. Trong đó, GTN đang giảm kịch sàn với khối lượng khớp lệnh hơn 1,6 triệu đơn vị.

Hiện tại, ngoài GTN thì chỉ còn DLG là khớp lệnh được hơn 1 triệu đơn vị. DLG đang tăng nhẹ trở lại 100 đồng lên 7.400 đồng/CP. Trong khi đó, OGC tiếp tục giảm sàn và giao dịch khá chậm.

Đến 09:35, chỉ số VN-Index đứng ở mức 531,33 điểm, tăng 2,38 điểm (0,45%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 15 triệu đơn vị, trị giá 181,85 tỷ đồng.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 77,10 điểm, tăng 0,59 điểm (0,77%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5 triệu đơn vị, trị giá 57,3 tỷ đồng.

Đa số các cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX đang giao dịch cầm chừng quanh mốc giá tham chiếu. Tuy nhiên, nhờ lực đỡ của một số mã như ACB, SHB, PVS, KLS… nên chỉ số HNX-Index đã tăng nhẹ trở lại. Trong đó, KLF đang tăng 100 đồng lên 6.500 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị.

Giao dịch trên sàn HNX cũng diễn ra rất chậm, sau 35 phút giao dịch, KLF cũng chính là mã duy nhất khớp lệnh được hơn 1 triệu đơn vị.

Sự kiện đáng chú ý ngày 19/5/2015

BMP: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 25%.

BTT: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 3 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 7%.

NFC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 25%.

TET: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10% và tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.

VE4: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 25%.