Hàng loạt CP trong danh mục của VNM bị bán mạnh, VN-Index giảm hơn 4 điểm

Hàng loạt CP trong danh mục của VNM bị bán mạnh, VN-Index giảm hơn 4 điểm

(NDH) Khá nhiều cổ phiếu nằm trong danh mục của quỹ VNM như FLC, VCG, BVH, PVS, HAG… đã bị bán rất mạnh trong phiên giao dịch hôm nay. Điều này đã khiến cả hai chỉ số đã giảm khá mạnh, trong đó, chỉ số VN-Index đã lùi dần về mốc 570 điểm.

Hết thời gian giao dịch, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 570,89 điểm, giảm 4,55 điểm (-0,79%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 99,54 triệu đơn vị, trị giá 1.839,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 63 mã tăng, 162 mã giảm và 83 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 83,94 điểm, giảm 1,19 điểm (-1,40%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 47,66 triệu đơn vị, trị giá 600,48 tỷ đồng. Toàn sàn có 56 mã tăng, 143 mã giảm và 170 mã đứng giá.

Càng về cuối phiên giao dịch, áp lực bán ra tiếp tục bị tăng mạnh đã đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn trên thị trường giảm giá mạnh. Đáng chú ý, các cổ phiếu nằm trong danh mục của quỹ ETF Market Vector Vietnam ETF (VNM) đã bị bán rất mạnh như FLC, BVH, VCG, PVS, HAG…

Trong đó, FLC đã giảm tới 600 đồng xuống còn 11.700 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 23 triệu đơn vị. Cuối tuần trước, ĐHĐCĐ của FLC đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 với doanh thu 5,535 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần; lãi trước thuế 1,158 tỷ đồng; hơn gấp 3 lần so với kết quả thực hiện năm 2014.

Bên cạnh đó, HAG giảm 500 đồng xuống 21.600 đồng/CP và khớp lệnh gần 2 triệu đơn vị. VCG giảm 500 đồng xuống 12.800 đồng/CP.

Được biết, trong phiên giao dịch ngày 19/3, quỹ VNM đã bị r út 1 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá khoảng hơn 381 tỷ đồng và phiên hôm đó, cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index cũng đều có mức giảm điểm khá sâu.

Đáng chú ý, sau khi làm trụ đỡ khá tốt ở đầu phiên giao dịch, thì tới cuối phiên, các cổ phiếu dòng ngân hàng là VCB, CTG và BID đã đồng loạt giảm sâu. Trong đó, BID giảm tới 600 đống xuống 17.300 đồng/CP, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,7 triệu đơn vị. VCB giảm 800 đồng xuống 35.200 đồng/CP.

Chiều ngược lại, hai cổ phiếu GAS và MSN vẫn đi ngược thị trường. Khép phiên giao dịch, GAS tăng 500 đồng lên 76.000 đồng/CP, còn MSN tăng 2.000 đồng lên 81.000 đồng/CP.

Mã DXG được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 752.130 đơn vị (chiếm 53,4% tổng khối lượng giao dịch). Hiện DXG đứng ở mức giá 17.400 đồng/cp (+1,8%), tổng khối lượng giao dịch đạt 1.408.430 đơn vị. Các mã tiếp theo là HPG (703.060 đơn vị), BID (490.000 đơn vị), CTG (455.200 đơn vị), KBC (381.280 đơn vị).


Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 575,35 điểm, giảm 0,09 điểm (-0,02%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 42,6 triệu đơn vị, trị giá 707,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 64 mã tăng, 118 mã giảm và 126 mã đứng giá.

Cuối phiên sáng, lực bán tăng mạnh đã đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn trên sàn HOSE như BVH, VCB, KDC, DPM… xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, BVH giảm 700 đồng xuống 36.800 đồng/CP. KDC giảm 47.100 đồng/CP.

Chiều ngược lại, sắc xanh vẫn được duy trì khá tốt trên một vài mã trụ cột như GAS, MSN, STB… nên chỉ số VN-Index không bị giảm quá sâu. Trong đó, GAS tăng 1.000 đồng lên 76.500 đông/CP. MSN tăng 1.500 đồng lên 80.500 đồng/CP. STB và MBB là hai cổ phiếu ngân hàng hiếm hoi còn tăng giá.

Phiên sáng nay, FLC vẫn là cổ phiếu thu hút được dòng tiền mạnh nhất sàn HOSE, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12 triệu đơn vị. Khép phiên sáng, FLC giảm 300 đồng xuống 12.000 đồng/CP. Trong khi đó, các cổ phiếu vừa và nhỏ như HQC, ASM, OGC, GTN… đều có khối lượng khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 84,69 điểm, giảm 0,44 điểm (-0,51%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 19 triệu đơn vị, trị giá 246,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 57 mã tăng, 98 mã giảm và 214 mã đứng giá.

Sắc đỏ trến sàn HNX phiên sáng nay có phần áp đảo, các cổ phiếu có tính chất dẫn dắt là ACB, AAA, SCR, PVS, SHB, VCG… đã đồng loạt giảm giá và khiến chỉ số HNX-Index phải lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Khép phiên sáng, PVS giảm 100 đồng xuống 24.900 đồng/CP, VCG giảm 300 đồng xuống 13.000 đồng/CP.

Giao dịch trên sàn HNX vẫn diễn ra rất ảm đạm, trong đó, KLF và FIT là hai cổ phiếu hiếm hoi có khối lượng khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị. Phiên sáng nay, KLF giảm 100 đồng xuống 10.900 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 4,6 triệu đơn vị, trong khi đó, FIT tăng 100 đồng lên 19.300 đồng/CP và cũng khớp lệnh được hơn 2,2 triệu đơn vị.

Mã HPG được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 280.960 đơn vị (chiếm 57,2% tổng khối lượng giao dịch). Hiện HPG đứng ở mức giá 45.600 đồng/cp (-1,5%), tổng khối lượng giao dịch đạt 491.230 đơn vị. Các mã tiếp theo là BID (260.000 đơn vị), HHS (250.240 đơn vị), CTG (245.000 đơn vị), STB (175.600 đơn vị).


Thị trường trong tuần giao dịch vừa qua tiếp tục suy yếu đi đáng kể, dòng tiền nội chưa có chuyển biến tích cực, các nhà đầu tư vẫn chưa thực sự mặn mà với thị trường lưc này, trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng nhẹ trong tuần giao dịch vừa qua.

Bước vào phiên đầu tuần mới, thị trường giao dịch có phần khởi sắc hơn, hàng loạt các cổ phiếu lớn đã tăng giá trở lại và giúp chỉ số VN-Index có được mức tăng điểm khá tích cực. Trong đó, đáng kể nhất phải kể đến các cổ phiếu thuộc dòng dầu khí và ngân hàng như GAS, PVD, STB, BID… Trong đó, GAS đã hồi phục trở lại với mức tăng 1.000 đồng lên 76.500 đồng/CP. STB tăng 400 đồng lên 19.600 đồng/CP.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu trụ cột khác như MSN,HSG, CSM… cũng đã nhích lên trên mốc tham chiếu.

Chiều ngược lại, một số cổ phiếu lớn khác là BVH, KDC, SSI, HAG… đã lùi nhẹ xuống dưới mốc tham chiếu.

Lúc 09:38, chỉ số VN-Index đứng ở mức 578,00 điểm, tăng 2,56 điểm (0,44%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,7 triệu đơn vị, trị giá 185,93 tỷ đồng.

Giao dịch trên sàn HOSE vẫn tập trung khá mạnh vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là FLC. Hiện tại, FLC đang giảm 200 đồng xuống 12.100 đồng/CP, với khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt hơn 3 triệu đơn vị.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 84,97 điểm, giảm 0,16 điểm (-0,19%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,57 triệu đơn vị, trị giá 73,17 tỷ đồng.

Mặc dù các cổ phiếu dòng dầu khí trên sàn HNX như PVS, PVC, PGS… đã đồng loạt tăng giá, tuy nhiên, chỉ số HNX-Index lại lùi xuống dưới mốc tham chiếu do áp lực giảm điểm từ các cổ phiếu lớn khác vẫn còn khá lớn như ACB, SHS, VCG, LAS…

Tương tự sàn HOSE, giao dịch trên sàn HNX vẫn chỉ tập trung vào một số cổ phiếu nhất định, trong đó, KLF đang đứng ở mức giá tham chiếu và có khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn này, đạt hơn 2 triệu đơn vị.

Sự kiện đáng chú ý ngày 23/2/2015:

ANV: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 9%.

DPR: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%.

LCD: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 1 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%.

SCD: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 1 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 8%.

SGC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%.

TAC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 16%.

VLA: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.