Hết thời gian giao dịch, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 566,48 điểm, giảm 0,72 điểm (-0,13%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 115 triệu đơn vị, trị giá 1.756,28 tỷ đồng.
Tương tự như cuối phiên sáng, các cổ phiếu dòng ngân hàng đã suy yếu đi rất nhiều, bên cạnh đó, với việc nhiều cổ phiếu trụ cột cũng đồng loạt giảm giá nên chỉ số VN-Index đã không thể bật tăng trở lại. Khép phiên giao dịch, VCB giảm 100 đồng xuống 42.900 đồng/CP. VIC giảm 200 đồng xuống còn 48.100 đồng/CP.
Trong khi đó, các cổ phiếu có tính đầu cơ trên sàn HOSE như HAR, HQC, BGM, VNH... đã đồng loạt giảm giá.
Giao dịch trên sàn HOSE vẫn diễn ra tương đối sôi động mặc dù thanh khoản có phần giảm sút so với phiên trước. Trong đó, FLC tăng kịch trần và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 19 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, CII đứng giá tham chiếu và cũng khớp lệnh được hơn 7,9 triệu đơn vị.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 81,72 điểm, tăng 0,02 điểm (0,02%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 50,3 triệu đơn vị, trị giá 559,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 81 mã tăng, 115 mã giảm và 167 mã đứng giá.
Nhiều cổ phiếu có tính dẫn dắt trên HNX như PVS, SHB, SHS, VGS, BVS... tiếp tục giảm giá và khiến chỉ số HNX-Index lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, PVS giảm mạnh 400 đồng lên 25.500 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. SHB giảm 100 đồng xuống 7.700 đồng/CP và cũng khớp được hơn 2,2 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, mã SHN tiếp tục được kéo lên mức giá trần, đạt 9.400 đồng/CP, tức gấp 3,2 lần mức giá 2.900 đồng/CP của ngày 15/4/2015.
Giao dịch trên sàn HNX diễn ra ở mức trung bình, dòng tiền tập trung mạnh vào các mã quen thuộc như KLF, FIT, SCR, SHN... Trong đó, KLF đứng giá tham chiếu và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt gần 6 triệu đơn vị.
Mã STB được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 490.480 đơn vị (chiếm 41,7% tổng khối lượng giao dịch). Hiện STB đứng ở mức giá 18.100 đồng/cp (-0,5%), tổng khối lượng giao dịch đạt 1.175.700 đơn vị. Các mã tiếp theo là VCB (455.300 đơn vị), HAG (387.090 đơn vị), BID (358.370 đơn vị), VIC (355.240 đơn vị).
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 566,69 điểm, giảm 0,51 điểm (-0,09%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 71,37 triệu đơn vị, trị giá 924,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 80 mã tăng, 105 mã giảm và 118 mã đứng giá.
Về cuối phiên sáng, đà tăng của nhiều cổ phiếu ngân hàng trên sàn HOSE như BID, CTG, VCB… có phần chững lại, bên cạnh đó, khá nhiều cổ phiếu lớn cũng đã đồng loạt giảm giá và khiến chỉ số VN-Index lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Khép phiên sáng, BID tăng 300 đồng lên 19.500 đồng/CP, CTG tăng nhẹ 100 đồng lên 18.900 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. VCB tăng 200 đồng lên 43.200 đồng/CP.
Phiên sáng nay, dòng tiền trên HOSE vẫn hoạt động khá tốt, mặc dù thanh khoản có giảm so với phiên sáng qua nhưng vẫn ở mức khá. Trong đó, các cổ phiếu vừa và nhỏ như FLC, KTB, HQC, GTN… vẫn hút dòng tiền khá tốt. Đáng chú ý, mã FLC đã tăng trần lên mức 8.900 đồng/CP và khớp lệnh được tới gần 19 triệu đơn vị.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 81,32 điểm, giảm 0,38 điểm (-0,47%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 25,57 triệu đơn vị, trị giá 279,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 58 mã tăng, 98 mã giảm và 207 mã đứng giá.
Sắc đỏ ở nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX vẫn chiếm ưu thế, các mã như VGS, SHB, LAS, PGS… đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực đến từ mã VGS, KLS, FIT… Trong đó, FIT tăng 300 đồng lên 13.800 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 2,4 triệu đơn vị. VCG tăng 500 đồng lên 13.600 đồng/CP.
Trong khi đó, SHN vẫn tiếp tục tăng tới 600 đồng lên 9.200 đồng/CP. Như vậy, tính từ phiên ngày 15/4, SHN đã có được mức tăng tới 217,2%. Trong khi đó, sau nhiều phiên tăng trần liên tiếp, BAM đã bị chốt lời mạnh và giảm 100 đồng xuống 3.600 đồng/CP. Được biết, sau khi BAM liên tục tăng trần, Chủ tịch và Ủy viên HĐQT của công ty này đã đăng ký bán tổng cộng 1,7 triệu cổ phiếu.
Sau ít phút chịu áp lực chốt lời khá mạnh, các cổ phiếu dòng ngân hàng như BID, CTG, VCB và EIB đã đảo chiều tăng giá trở lại. Trong đó, VCB đang tăng 300 đồng lên 43.300 đồng/CP. BID tăng 200 đồng lên 19.400 đồng/CP.
Việc các cổ phiếu dòng ngân hàng hồi phục trở lại đã tạo ra lực đỡ khá lớn đẩy chỉ số VN-Index lên trên mốc tham chiếu.
Sau phiên điều chỉnh nhẹ hôm qua, thị trường đang tiếp tục phải hứng chịu một đợt chốt lời khá mạnh, điều này đã khiến hàng loạt cổ phiếu lớn và nhỏ trên thị trường giảm nhẹ trở lại.
Ngay từ đầu phiên giao dịch, các cổ phiếu dòng ngân hàng như BID, CTG, STB, MBB và EIB đều đã giảm giá. Trong đó, CTG đang giảm 200 đồng xuống còn 18.600 đồng/CP. BID giảm 100 đồng xuống 19.100 đồng/CP.
Chiều ngược lại, một số cổ phiếu lớn khác là BVH, VIC và HSG vẫn còn duy trì được sắc xanh nhẹ.
Đáng chú ý, mã OGC tiếp tục có phiên tăng trần thứ hai và khớp lệnh hơn 1,8 triệu đơn vị, trong khi còn dư mua giá trần hơn 2,5 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ, các cổ phiếu như KMR, GTN, BGM… cũng đang chịu áp lực bán khá mạnh và đã đồng loạt giảm giá. Trong đó, FLC đang giao dịch ở mức giá 8.700 đồng/CP và khớp lệnh được tới hơn 9,2 triệu đơn vị. Được biết, hôm nay là ngày GD không hưởng quyền của FLC trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 10:2.
Đến 09:31, chỉ số VN-Index đứng ở mức 564,37 điểm, giảm 2,83 điểm (-0,50%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,6 triệu đơn vị, trị giá 208 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 81,11 điểm, giảm 0,59 điểm (-0,72%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,38 triệu đơn vị, trị giá 58,2 tỷ đồng.
Tương tự sàn HOSE, các cổ phiếu có tính dẫn dắt trên HNX cũng đang chịu áp lực bán mạnh, các mã như ACB, SHB, SHS, PGS, PVX, PGS… đã đồng loạt giảm giá và khiến chỉ số HNX-Index cũng lùi xuống dưới mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, giao dịch trên sàn HNX đang diễn ra rất ảm đạm, sau 30 phút giao dịch vẫn chưa có mã nào khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị.
Sự kiện nổi bật ngày 27/5/2015:
BMI: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.
CPC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.
DXP: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.
DPC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 2%.
FLC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 10:2.
GAS: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 3 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 7%.
HTL: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt cuối năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 20%.
PTB: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:2.
TNC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%.
TV3: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 17%.
TYA: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.