[Góc nhìn môi giới] Van Eck loại BID vì sự cố dữ liệu

(NDH) Sự thay đổi trong cơ cấu danh mục ETF đã làm nhiều NĐT bất ngờ, ngược lại, đây lại là tin tốt cho các cổ đông đang sở hữu các CP trước đây được dự báo sẽ bị VNM bán ra do phải thêm đến 8% tỷ trong danh mục vào BID, sẽ không bị bán ra và được mua vào trở lại.

Vietnam Market Vector (VNM)có thông báo sẽ “không thêm BID vào chỉ số trong kỳ cơ cấu danh mục quý 3” như đã công bố vào ngày 12/9. Điều này có nghĩa VNM sẽ không mua vào 30 triệu cổ phiếu BID. Nguyên nhân dẫn đến sự kiện này là do:

- Điều kiện thêm vào cổ phiếu mới trong danh mục VNM vào mỗi kỳ cơ cấu là tỷ lệ lưu hành tự do (hay tỷ lệ còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài - freefloat) của cổ phiếu đó trên 10% ( Theo điều lệ của VNM)

- BID vào ngày chốt dữ liệu 31/8, Hãng cung cấp dữ liệu Bloomberg (và cafef.vn) đã tính toán tỷ lệ lưu hành tự do của BID là 14,49%. Điều này có thể do sai sót chưa tính tỷ lệ nắm giữ của nhà nước tại MHB là 91,26%, chi tiết:

1) Hiện nay, Nhà nước đang nắm giữ 95,76% BID, tương đương tỷ lệ lưu hành tự do của BID là 4,24% ( như bản tin ngày 13/9 của Thạch)

2) Trong quý 4, BID sẽ tiến hành sát nhập 337 triệu cổ phần của MHB trong đó nhà nước giữ 91,26% tương đương tỷ lệ freefloat 8,74% tại MHB

3) Khi sát nhập vào MHB, tỷ lệ lưu hành mới của (BID+MHB) là 4,72% vẫn chưa thỏa mãn điều kiện thêm mới 10% vào danh mục Van Eck.

Như vậy, đây là lần đầu tiên VNM có sự thay đổi nhanh khi nhận ra dữ liệu bị sai do chưa cập nhật tỷ lệ sở hữu nhà nước tại MHB ( giao dịch OTC) khiến sai lệch về tỷ lệ lưu hành tự do. Đối với FTSE, tỷ lệ lưu hành tự do quy định là trên 5% cho cổ phiếu thêm mới, và câu hỏi đặt ra FTSE có hành xử tương tự Van Eck khi tỷ lệ cổ phiếu lưu hành tự do thực tế của BID hiện nay là 4,24% nhỏ hơn rất nhiều so với quy định 5% theo điều lệ của Quỹ này.

VNM sẽ mua thêm các cổ phiếu sau sự kiện này là: NT2 (15,2tr); SSI (307k), HAG (6,1tr); PVS (377k), PVD (827k), KDC (1,6tr), STB (543k).

Giao dịch theo ETFs là điều khó – Hãy đầu tư giá trị và tăng trưởng

Sự thay đổi trong cơ cấu danh mục ETF đã làm nhiều nhà đầu tư bất ngờ, ngược lại, đây lại là tin tốt cho các cổ đông đang sở hữu các cổ phiếu trước đây được dự báo sẽ bị VNM bán ra do phải thêm đến 8% tỷ trong danh mục vào cổ phiếu BID, sẽ không bị bán ra và được mua vào trở lại.

Đầu tư theo ETFs, vốn chỉ tập trung vào việc xây dựng danh mục bám sát chỉ số, theo quan sát của Thạch qua nhiều kỳ cơ cấu danh mục cho thấy tỷ lệ sinh lợi rất thấp do: (i) việc dự báo danh mục ETF có xác suất đúng thường chỉ trên trung bình, (ii) các giao dịch theo ETF thường diễn ra trong thời gian rất ngắn (1-2 tuần), (iii) những nhà giao dịch cho ETF là những trader có kỹ năng đặt lệnh và hiểu tâm lý nhà đầu tư rất tốt dẫn đến chênh lệch giá không cao.

Do vậy hãy đầu tư giá trị và tăng trưởng trong giai đoạn thị trường đang hướng sự chú ý đến những biến động giá và thanh khoản của các cổ phiếu theo ETF:

Các nhà quản lý quỹ - Ưu tiên giữ tiền nhiều nhất trong 7 năm trở lai đây

(MarketWatch) Nỗi sợ kinh tế Trung Quốc suy thoái và các thị trường mới nổi khiến cho các nhà quản lý quỹ ưu tiên nắm giữ tỷ trọng tiền mặt và trái phiếu nhiều nhất trong danh mục đầu tư kể từ suy thoái kinh tế năm 2008. Họ giảm vị thế nắm giữ cổ phiếu và hàng hóa để chuyển sang tài sản an toàn là tiền và trái phiếu lúc này ( BofA Merrill Lynch).

Tất cả thị trường đều trông chờ vào quyết định của FED về việc nâng hay giữ nguyên lãi suất. Nếu FED giữ nguyên lãi suất, sẽ có đợt tăng giá ở những tài sản rủi ro này, ngược lại thị trường sẽ rơi vào chu kỳ suy thoái.

Dựa trên rất nhiều nguồn phân tích khác nhau, Thạch tin rằng FED sẽ nâng nhẹ lãi suất dần +0,25% lần đầu tiên sau 7 năm duy trì ở mức thấp kỷ lục. Điều này sẽ tác động tiêu cực, nhưng không duy trì lâu đến thị trường chứng khoán do tỷ lệ tăng nhẹ này ảnh hưởng về mặt tâm lý, chứ chưa thực sự tác động lên các chỉ số kinh tế, vốn rất được FED quan tâm.

Quản lý danh mục đầu tư cá nhân: bài học từ các nhà quản lý quỹ thế giới, gia tăng tỷ trọng nắm giữ tiền mặt lúc này là điều cần thực hiện quyết liệt nhằm có thể tận dụng những đợt điều chỉnh giá xuống tích lũy các cổ phiếu giá trị hay tăng trưởng có mức chiết khấu cao.

Chuỗi bài “Góc nhìn môi giới” được thực hiện bởi ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 tại Hội Sở CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI. Các bài viết của ông Thạch sẽ xoay quanh các chủ đề nóng của thị trường và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm.

Các nội dung trong bài viết là quan điểm cá nhân và chỉ mang ý nghĩa tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với các quyết định mua bán của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư cần thêm thông tin hoặc trao đổi có thể liên hệ thachnn@ssi.com.vn.