Giá dầu có thể hồi phục lên 70USD/thùngvào cuối năm – Fitch Ratings
Fitch vừa đưa ra dự báo giá dầu sẽ hồi phục nhanh vào nửa cuối năm và đạt 70 USD/thùng vào cuối 2015 dựa trên phân tích: (i) các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ thu hẹp sản lượng sản xuất (sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ giảm xuống 4.98 triệu thùng/ngày vào tháng 5- lần giảm đầu tiên trong 4 năm qua) và (ii) yếu tố chu kỳ thời tiết sẽ làm tăng nhu cầu về dầu lên 1,5 triệu thùng/ngày trong quý 3 năm nay.
Thực tế, giá dầu suy yếu là cơn ác mộng cho những công ty trong ngành dầu khí, buộc nhiều công ty phải tiết giảm chi phí, giảm mạnh lợi nhuận và xu hướng Mua-Bán sáp nhập trong ngành dầu khí thế giới:
- Thương vụ hãng dầu Royal Dutch Shell (NYSE:RDS.A) sẽ mua lại hãng sản xuất khí của Anh là BG Group (OTCQX:BRGYY) với giá trị 70 tỷ USD bằng cổ phiếu và tiền mặt. Sau khi sát nhập, Shell sẽ cạnh tranh vị trí dẫn đầu ngành dầu khí với Exxon Mobil (NYSE:XOM).
- Trước đó, thương vụ sáp nhập lớn thứ 2 của ngành dầu khí vào tháng 11 qua khi giá dầu sụt giảm mạnh là hãng Dịch vụ Dầu khí Halliburton (NYSE:HAL) mua lại hãng khoan dầu khí Baker Hughes (NYSE: BHI) với trị giá 34,6 tỷ USD bằng tiền và cổ phiếu.
Làn sóng M&A trong ngành dầu khí thế giới đang diễn ra buộc các công ty lớn hợp nhất với nhau để tồn tại, tương tự như hoàn cảnh năm 1998 khi giá dầu sụp đổ cũng đã kích hoạt hàng loạt vụ M&A, mở đầu là BP plc và Amoco Corp.
Energy ETFs – (NYSEARCA: IPW, FILL, IXC)
Các thương vụ M&A trong ngành dầu khí thế giới sẽ giúp các công ty vững mạnh hơn, từ đó là động lực cải thiện cả ngành dầu khí thế giới. Các ETFs ngành năng lượng tại Mỹ đã cho dấu hiệu tăng giá sớm của ngành dầu khí từ ngày 6/4 với mức tăng 5.49% trong vòng 8 ngày gần đây.
- SPDR S&P International Energy Sector ETF (IPW): gồm 139 cổ phiếu, 93% là cổ phiếu năng lượng, phần còn lại là dịch vụ và thiết bị dầu khí tại các thị trường Anh (35.2%), Canada 30.2% và Pháp, đang có vốn hóa 26,38 triệu USD. Giá IPW ETF đã tăng giá từ 18,06 USD/ccq lên 21.1 USD/ccq (16.8%) trong vòng 1 tháng qua.
- Ishares MSCI Global Energy Producers ETF (FILL): vốn hóa 33.61 triệu USD, gồm 214 cổ phiếu sản xuất năng lượng toàn cầu bám sát theo chỉ số MSCI ACWI Select Energy Producers Investable Market Index. Tỷ trọng phân bổ cổ phiếu theo khu vực Bắc Mỹ chiếm hơn 50% danh mục, Canada 9.1%, Hà Lan 8.8%. Giá FILL ETF đã tăng 11.4% kề từ 16/3 đến nay.
- Ishares Global Energy ETF (IXC): quỹ ETF năng lượng bám sát chỉ số S&P Global 1200 Energy Sector Index, gồm 87 cố phiếu năng lượng toàn cầu có vốn hóa 1.1 tỷ USD. Trong đó 89.1% danh mục là các công ty năng lượng của Mỹ. Giá IXC ETF đã tăng 11.1% trong 1 tháng qua.
Các công ty dầu khí tại Vietnam bắt đầu phục hồi mạnh mẽ khi thông tin hỗ trợ về ngành là: Essar (Ấn Độ) bắt đầu chiến dịch khoan ngoài khơi Vietnam trong 9/2015 nhằm phát hiện trữ lượng dầu mỏ để tăng cường hoạt động khai thác dầu thô và tận dụng chi phí khoan đang ở mức giá đáy để tiết giảm chi phí. Essar đang sở hữu 50% Lô 114 ngoài khơi Vietnam và nhà máy lọc dầu tại Ấn Độ đang có công suất 20tr tấn/năm.
PVD cũng đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu quỹ từ 23/4- 23/5 sau khi không thành công trước đó cũng là một thông tin thêm tác động đến giá cổ phiếu PVD hôm nay.
PVD và PVS đang giao dịch tại P/E dự báo 2015 dựa trên cơ sở giá dầu trung bình 60 USD/thùng trong năm nay lần lượt là 7 lần và 7.7 lần.
Giá dầu gần như đã tạo đáy 47.6usd/thùng vào ngày 1/3 và có xu hướng hồi phục lên ngưỡng cản 60usd/thùng trong ngắn hạn. Theo ý kiến của người viết, những cổ phiếu đầu ngành dầu khí thuộc khu vực khai thác - dịch vụ thượng nguồn như PVS, PVD, PVC, PVE… đang có cơ hội tăng giá ngắn hạn thêm 5-10% trong vài phiên tới.
Giá dầu thô (Crude oil) đang trong kênh tăng giá lên 56usd/thùng trong phiên giao dịch ngày 16/4
Cổ phiếu ngân hàng đang gặp áp lực từ thương vụ M&A
CTG và BID vừa công bố kế hoạch sáp nhập hai ngân hàng nhỏ hơn là PGBank và MHB theo tỷ lệ hoán đổi là: 1 cổ phiếu PGBank lấy 0.9 cổ phiếu CTG và 1 cổ phiếu MHB lấy 1 cổ phiếu BID.
Giá giao dịch trên OTC của PGBank và MHB khoảng 12.000đ/cp trong khi thị giá của CTG và BID trên 18.000đ/cp tại sàn niêm yết HOSE.
Cơ cấu cổ đông: PGBank khoảng 45% là cá nhân trong khi MHB hơn 90% là cổ đông nhà nước.
Thị trường có vẻ như ngập ngừng trước động thái sáp nhập của các ngân hàng do số lượng cổ phiếu tiếp tục bị pha loãng do việc hoán đổi cổ phần với các ngân hàng nhỏ hơn, như trường hợp của SHB và Habubank trước đây.
Những nhà đầu tư ngành ngân hàng nên tận dụng những cơ hội tăng giá ngắn hạn của cổ phiếu ngân hàng khi các thông tin bán đối tác chiến lược (BID- 15%) hoặc CTG niêm yết thêm phần vốn nhà nước có thể làm mở vị thế Mua mới đối với các quỹ chỉ số, dần ra để bảo vệ lợi nhuận và mua lại khi giá cổ phiếu điều chỉnh dưới 10%-15% kể từ đỉnh.