[Góc nhìn môi giới] Năm cổ phiếu nên tích lũy trong tháng 5

(NDH) Lựa chọn từng cổ phiếu đem lại hiệu quả cao trong tháng 5 là ưu tiên hàng đầu so với việc dự báo thị trường ngắn hạn.

“Sell in May and go away” là một thành ngữ nổi tiếng tại Mỹ, nơi nhà đầu tư có trình độ nhận thức cao và hành xử theo tính logic hơn tại các thị trường mới nổi. Câu nói này có tính chất về ngôn ngữ vì thực tế khi tháng 5 không phải là tháng đã tạo ra kết quả đầu tư thất vọng nhất. Trung bình tăng 0.2% từ năm 1928, tháng 5 chỉ là tháng giảm tệ thứ 2 trên thị trường chứng khoán Mỹ (theo dữ liệu của Yardeni Research).

VN Index đã tăng 4.4% trong tháng 4 nhờ đóng góp lớn của ngành Dầu khí ( tăng 27.3%- giá dầu tăng 17%), Bảo hiểm (8.4%), Công nghệ (7.2%), Xe hơi và thiết bị ( 6.7%). Thanh khoản trung bình theo ngày giảm 13% do nhà đầu tư cá nhân hạn chế giao dịch trong khi nhà đầu tư nước ngoài hoạt động Mua rất tích cực, chiếm 16% tổng giá trị giao dịch mỗi ngày so với mức 12% trong tháng 3, tập trung vào các cổ phiếu lớn MSN (16tr usd), PVD ( 10.6tr usd), và ngành ngân hàng BID (9.5tr usd), CTG (8,7tr usd), VCB (8.6tr USD).

Đứng trước một năm yếu của thị trường cổ phiếu khi từ đầu năm đến nay VN Index chỉ tăng 1.6% với thanh khoản thấp và giao động trong biên hẹp thì lựa chọn cổ phiếu vượt trội trong ngắn hạn trở là điều trong tháng 5 này, nhưng không có nghĩa là không có những lựa chọn có khả năng vượt trội thị trường dựa trên: (i) dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài trở lại (CTG), (ii) tỷ giá tăng 1% từ ngày 7/5 (KDC), (iii) mùa nắng nóng làm tăng tiêu thụ điện (NT2), (iv) cổ phiếu nhạy cảm với giá dầu nhờ beta cao (PVB) và lợi tức từ cổ tức cao (HTI) có thể là những lựa chọn đánh bại thị trường.

CTG - Dòng vốn ngoại đang đổ vào – Giá mục tiêu 19.400

Xu thế quay trở lại thị trường Việt Nam cùa dòng vốn ngoại kể từ tháng 4 là yếu tố hỗ trợ lớn nhất cho sự chuyển động giá lên của CTG. Nhà đầu tư nước ngoài luôn chiếm hơn 46% giá trị giao dịch Mua hằng ngày trong 8 phiên giao dịch gần nhất của cổ phiếu này, room hiện tại cho họ chỉ còn 0.39% tương đương hơn 14.8tr cổ phiếu.

CTG đang có 3,723 tỷ cổ phiếu trong đó cổ đông nhà nước dự kiến niêm yết 2,4 tỷ cổ phiếu trong thời gian tới cổ phiếu CTG sẽ là cổ phiếu lớn nhất ngành ngân hàng xét theo số lượng niêm yết và sẽ tác động lớn thứ 5 đến chỉ số VNIndex, thanh khoản sẽ cải thiện và nhu cầu mua của các quỹ ETFs ( xây dựng danh mục theo cơ cấu Index) sẽ tăng lên.

Vietinbank đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng và huy động vốn lần lượt 13% và 13.6% trong năm 2015 và điểm đặc biệt là kế hoạch tăng vốn điều lệ sẽ tăng từ 37.234 tỷ lên 49.209 tỷ ( bao gồm vốn mới sau khi sát nhập PG Bank là 40.234 tỷ) và hưởng nhiều ưu đãi tài chính từ NHNN như sau: (i) giảm tỷ lệ trích lập trái phiếu VAMC trị giá 1.412 tỷ đồng của PGbank, (ii) CTG được lùi thời gian trích dự phòng rủi ro với danh mục trái phiếu VMAC --> giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mỗi năm, cải thiện lợi nhuận hằng năm và (iii) giảm thuế TNDN phải nộp trong 3 năm đầu sát nhập.

Mở room cho ngành ngân hàng: các phân tích cho thấy có khả năng “ mở room sớm cho ngành ngân hàng” theo 3 phương án như sau: (i) mở lên 49% cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, với tối đa 30% mỗi nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, nâng lên từ 15-20% mỗi nhà đầu tư hiện tại, (ii) mở lên đến 49% cho cả nhà đâu tư tài chính và nhà đầu chiến lược, nhưng trần vẫn giới hạn 30% mỗi nhà đầu tư và (iii) mở lên hoàn toàn 49% mà không có giới hạn nào cho từng nhà đầu tư. Nếu việc này quyết định sớm trong năm nay, đây là có thể là cú hích lớn cho cổ phiếu ngân hàng (về mặt tâm lý).

Phân tích đồ thị, cho thấy đường giá trung bình MA 5 đang có xu hướng cắt lên đường trung bình MA 25 ( điểm mua ngắn hạn) trong khi giá của CTG vẫn giao dịch trên đường trung bình MA 200 ( 15.6).

KDC – Thị giá chiết khẩu cao so với giá trị số sách

Chính sách chi trả cổ tức đặc biệt 200% trên mệnh giá ( 20.000đ/cp) nguồn từ bán 80% cổ phần tại CTCP KDC Bình Dương cho Mondelez International trị giá 7.846,9 tỷ ( 370tr USD) có thể sẽ đến sớm trong cuối quý 2 hoặc quý 3 và giá cổ phiếu đang chiết khấu cao so với giá trị sổ sách ( theo ước tính của HSC là 58.000đ sau khi hoàn tất thương vụ bán mảng bánh kẹo và mua lại cổ phiếu quỹ) là hai động lực có thể thúc đẩy giá cổ phiếu tăng giá.

Sau khi thông tin NHNN tăng tỷ giá 1% từ 7/5, thị trường đang nói nhiều về khoản tiền 370tr USD, tương đương 7.849,9 tỷ theo tỷ giá cũ có thể được lợi thêm từ tăng tỷ giá nếu KDC nhận bằng USD. Tuy nhiên, trao đổi với các luật sư kinh tế, hợp đồng mua bán phải thực hiện bằng VND, Thạch không rõ có cách nào khác mà KDC đã thực hiện để hưởng thêm lợi nhuận từ tỷ giá hay không, nhưng rõ ràng thị trường đang chú ý về KDC rất nhiều khi tỷ giá tăng.

Trong báo cáo gần nhất của HSC, ước tính giá trị sổ sách của KDC vào khoảng 58.000đ/cp và chi tiết dòng tiền như sau.

KDC là cổ phiếu phù hợp với nhà đầu tư theo kỹ thuật hoặc theo chính sách cổ tức. Dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu từ kinh doanh lõi năm 2015 đạt 1.420đ/cp ( sau khi đã trừ mức chi trả cổ tức 20.000đ vào thị giá), KDC đang giao dịch tại P/E 15 lần, trong trường hợp tính luôn doanh thu tài chính, P/E 2015 rất thấp chỉ khoản 2 lần, cộng thêm mức chi trả cổ tức cao ( lợi suất 48% trên thị giá 41.300đ ngày 8/5)

Đồ thị kỹ thuật cho thấy KDC đã chạm mức giá thấp nhất trong vòng 1 năm qua, nhưng với lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong những phiên gần đây, KDC là một trong những cổ phiếu đáng tích luỹ trong tháng 5 này.

NT2 – Mùa nắng nóng và sự kiện chuyển sàn niêm yết – Giá mục tiêu 32.400đ

Mùa nắng nóng trong những tháng hè đã tăng sản lượng tiêu thụ ( hay sản lượng điện bán ra) của các nhà máy điện tại Việt Nam. Lượng mua thấp làm các nhà máy thuỷ điện gặp nhiều khó khăn và đó là thuận lợi cho các nhà máy điện khí tăng sản lượng. Điện dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) là công ty điện khí có công suất lớn thứ 3 Việt Nam, cung cấp 3.4% sản lượng điện cả nước.

Doanh thu trong quý 1 tăng 4% do giá bán bình quân theo hợp đồng (PPA) tăng 4% (từ 1.343đ/KWh lên 1.397đ/KWh) cùng kỳ năm 2014. Sản lượng bán điện không thay đổi đạt 29,3% kế hoạch sản lượng điện cả năm. Lợi nhuận quý 1 tăng 22,3 lần so với cùng kỳ đạt 80,2% kế hoạch năm về lợi nhuận. Chi phí khấu hao giảm 30.6% do thời gian khấu hao tăng thêm 4 năm (10-> 14 năm) và do mức lãi tỷ giá lớn 192,2 tỷ đồng và chi phí lãi vay giảm 25,7% so với quý 1/2014 nhờ dư nợ cuối kỳ bằng USD và EUR lần lượt là 146,1tr USD (-13,31%) và 133,5tr USD (-13,29%)

Các nhà phân tích dự báo cả năm 2015, NT2 sẽ bán 4,8 tỷ KWh, giá bán bình quân tăng 4,1% so với năm 2014, doanh thu giảm nhẹ -5% và lợi nhuận giảm 29,7% ( đã bao gồm lợi nhuận tài chính), EPS 4.086đ/cp. Nếu loại bỏ doanh thu tài chính, thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ đạt 3.811đ/cp. Tại mức giá hiện tại 24.500đ, NT2 giao dịch tại P/E 6,4 lần.

Chính sách cổ tức: NT2 sẽ trả 1.300đ/cp vào ngày 9/6 ( đăng ký cuối cùng 22/5) cho phần cổ tức năm 2014. Trong năm 2015, công ty dự kiển trả 7% cổ phiếu thưởng trước khi trả thêm 15% tiền mặt ( tổng công 22%)

Hồ sơ niêm yết của NT2 đã được Hose chấp thuận về nguyên tác và dự kiến niêm yết trong tháng 6/2015, giá niêm yết chưa xác định nhưng thông thường giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng khi chuyển sàn từ UPCoM lên Hose do các tổ chức lớn bắt đầu mua vào.

PVB – các dự án mới liên tục, cổ tức cao và nhà máy hết khấu hao

Cổ phiếu trong chuỗi khai thác thượng nguồn dầu khí ngoài PVD còn có PVB đang là tâm điểm thu hút của nhà đầu tư nhờ: (i) doanh thu đảm bảo kế hoạch doanh thu nhờ các hợp đồng đã ký với PVGAS, Vietsopetro ( riêng Nam Côn Sơn chiếm 50% doanh thu, 545 tỷ), (i) Tăng trưởng trong những năm tiếp theo rất lớn đến năm 2018, (ii) Nhà máy bọc ống đã hết khấu hao và (iv) Chính sách cổ tức ổn định ( 2011 10,6%; 2012 22%; 2013 là 20% và kế hoạch 2015 là 25%)

Năm 2015, các nhà phân tích tin rằng PVB sẽ đạt lợi nhuận cao hơn kế hoạch 143 tỷ, chưa tính đến khoản thu hồi từ POC Biến Đông 49 tỷ, họ ước tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 4.767đ. Tại mức giá hiện tại, PVB đang có định giá rất hấp dẫn, chỉ 5,9 lần ( đã tính đến điều chỉnh theo vốn điều lệ mới 300 tỷ) so với các cổ phiếu ngành bọc ống Châu Á đang có P/E là 16,11 lần.

Trong quý 2, PVB có thể có thu nhập đột biến từ (i) khoản tiền thu hồi từ POC Biển Đông, (ii) phát hành quyền mua cổ phiếu 10:3,388 tại mệnh giá ( sau điểu chỉnh giá khoảng 28.300đ/cp), (iii) cổ tức bằng tiền 25%.

Phân tích đồ thị, cổ phiếu PVB được ủng hộ mạnh bởi đường MA 25 ngày tại vùng giá 36.

HTI – Công ty tăng trưởng – thu nhập từ cổ tức bằng tiền 10.26% - Giá mục tiêu 19.700đ

Chi phí cầu đường được phép tăng 55% từ 1/1/2015 và lợi tức tiền mặt lên đến 10.26% là động lực lớn nhất sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng trong tháng 5 này.

Ban quản trị HTI đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 66% và lợi nhuận trước thuế tăng 18,3% ( thận trọng so với mức tăng trưởng doanh thu cao). Thực thế trong quý 1, HTI đã đạt doanh thu tăng trưởng 58,8% và lợi nhuận tăng 64,2% so với cùng kỳ cho dù quý 1 là quý thấp điểm do 2 tuần nghĩ Tết âm lịch.

Các nhà phân tích tại SSI dự báo: doanh thu sẽ tăng 59,7% và lợi nhuận tăng 48,7% đạt lần lượt 286,5 tỷ và 54,5 tỷ tạo ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là 2.181đ/cp. Tại mức giá hiện tại 15.600đ, HTI đang giao dịch tại P/E 2015 7,1 lần rất hấp dẫn với một công ty được dự báo tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận trong năm nay.

Phân tích đồ thị cho thấy, giá của HTI được hỗ trợ ở vùng giá 15,1 và ngưỡng cản gần nhất là 17,4 với thanh khoản trung bình 92k cp/ phiên sẽ thích hợp cho các nhà đầu tư tăng trưởng và cổ tức.

Chuỗi bài “Góc nhìn môi giới” được thực hiện bởi ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 tại Hội Sở CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI. Các bài viết của ông Thạch sẽ xoay quanh các chủ đề nóng của thị trường và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm.

Các nội dung trong bài viết là quan điểm cá nhân và chỉ mang ý nghĩa tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với các quyết định mua bán của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư cần thêm thông tin hoặc trao đổi có thể liên hệ thachnn@ssi.com.vn.