[Góc nhìn môi giới] Đầu tư khi thị trường hướng đến 600 điểm

(NDH) VNIndex đang có xu hướng tăng vượt mốc tâm lý 600 điểm trong thời gian gần. Vậy câu hỏi đặt ra là nên Đầu tư gì khi thị trường đạt 600 điểm? Để trả lời câu hỏi này, thực sự nên nhìn vào giá trị cơ bản và xu hướng vận động của nền kinh tế hơn là biểu đồ giá CK.

Nhà đầu tư nước ngoài mua quyết liệt – VNIndex hướng đến mốc tâm lý 600 điểm

Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm ETFs và các quỹ phòng hộ nước ngoài (onshore hedge fund) đang tích cực mua ròng trên thị trường Việt Nam. Họ đã mua 1.530 tỷ trên cả hai sàn HOSE và HNX trong tháng 6, tăng 10% so với tháng 5. Hai quỹ ETFs ( Van eck và DB FTSE) trong 5 ngày gần đây đều được tăng lượng chứng chỉ quỹ trong khi thông tin đồn về những quỹ lớn đang chuẩn bị thêm tiền vào thị trường Việt Nam do số liệu vĩ mô sau 6 tháng rất tích cực đã giúp những cổ phiếu vốn hóa lớn VCB ( có thể một số quỹ mới tiến hành phân bổ danh mục nên họ phải mua), HPG ( Ngành vật liệu xây dựng), BVH ( Bảo hiểm), VIC ( Bất động sản).

Quỹ Đan Mạch PENM huy động thêm 120 triệu USD vào Việt Nam cho quỹ PENM IV: PENM sẽ phân bổ vốn đầu tư vào 8-10 công ty trong danh mục, trong đó sẽ giữ lượng vốn lớn vào 2-3 công ty, tập trung vào ngành tiêu dùng nhanh, chăm sóc sức khỏe, vật liệu xây dựng, than và nông nghiệp và có thể là những cơ hội trong ngành bán lẻ phân khúc trung bình. Những ứng cử viên gần nhất, vẫn còn room là: HAG, HPG, HSG.

PENM hiện đang quản lý 400 triệu USD thông qua 3 quỹ: PENM I, II và III. Phân bổ vốn của quỹ này từ 10-30 triệu USD để nắm giữ 10%-40% cổ phần một công ty. Hiện những khoản đầu tư lớn nhất của PENM là: Bảo Vệ Thực Vật An Giang, Hóa Chất Á Châu, PVD, MSN, HPG, Eurowindow và Bảo hiểm AAA.

VN Index đang có xu hướng tăng vượt mốc tâm lý 600 điểm trong thời gian gần. Vậy câu hỏi đặt ra là nên Đầu tư gì khi thị trường đạt 600 điểm? Để trả lời câu hỏi này, thực sự nên nhìn vào giá trị cơ bản và xu hướng vận động của nền kinh tế hơn là biểu đồ giá chứng khoán, cụ thể:

Việt Nam tham gia vào ngân hàng hạ tầng Châu Á ( AIIB)

Ngân hàng AIIB vốn điều lệ 100 tỷ USD do Trung Quốc ( chiếm 30% vốn điều lệ) thành lập đặt hội sở tại Bắc Kinh, những nước tham gia là Ấn Độ 10-15%, Nga và Đức là cổ đông lớn thứ 3 và 4. Việt Nam cũng là nước sáng lập ngân hàng, tham gia vào quá trình xây dựng chính sách hoạt động của AIIB.

Tham gia AIIB, Việt Nam sẽ tiếp cận dòng vốn dễ dàng hơn từ Ngân hàng thế giới hoặc từ ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) do Việt Nam hiện đang trở thành nước có thu nhập trung bình. Nhu cầu về phát triển hạ tầng ngày càng tăng, sự kiện này trong dài hạn có thể tốt cho các công ty trong lĩnh vực hạ tầng như CII ( Mua- giá mục tiêu 27.500), FCN, HUT hoặc ngay cả FPT ( Mua- giá mục tiêu 52.000) do tham gia vào đề án thí điểm xây dựng hệ thống giám sát xử lý vi phạm giao thông đang phát triển do hệ thống đường bộ mở rộng.

Hiệp định TPP: Tổng thống Mỹ Barack ký luật Đàm phán nhanh (TPA) vào ngày 29/6 ( giờ Mỹ) cho phép Tổng thống Obama sử dụng TPA để tham gia đàm phán TPP, Quốc Hội Mỹ chỉ được phép đông ý hoặc không đồng ý với văn bản TPP chứ không chỉnh sửa nửa. Đây là bước tiến nhanh để Mỹ có thể hoàn tất hiệp định này trong năm 2015 và dành 2016 cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Những mặt lợi ích TPP đã được nhắc rất nhiều, thị trường vẫn ưa thích nhất TCM, TNG theo chủ đề này. TNG là công ty dệt may xuất khẩu có thương hiệu, uy tín và năng lực sản xuất liên tục cải thiện, Dựa trên mục tiêu 2015, TNG có thể đạt thu nhập trên mỗi cổ phiếu 2015 và 2016 lần lượt là 5.059đ và 6.973đ tương đương P/E 2015 5 lần và P/E 2016 3,6 lần.

TNG vừa phát hành trái phiếu chuyển đổi:

- Lãi suất: 7%/năm.

- Thời hạn: 3 năm.

- Thời hạn chuyển đổi: Tròn năm 1: 30%; Tròn năm 2: 30%; Tròn năm 3: 40%.

- Giá chuyển đổi: 19.584 đồng.

- Giá đóng cửa hôm qua: 25.700 đồng.

Mở room cho công ty chứng khoán – Giao dịch T+2, T+0

Chính phủ đã cho phép các công ty chứng khoán, quản lý quỹ mở room cho nhà đầu tư nước ngoài ngay mà không cần hướng dẫn khác theo Nghị định 60. Giao dịch T+2 và T+0 được kỳ vọng áp dụng trong thời gian gần sẽ kích thích tăng trưởng những công ty chứng khoán dẫn đầu và giúp thanh khoản thị trường tích cực hơn với những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn và nền tảng cơ bản.

Dịch chuyển danh mục sang những cổ phiếu trong VN30-VN50 là điều nên làm với những danh mục đầu tư lớn.

Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam từ 1/7/2015

Phóng sự thực tế trên VTV tối qua (30/6) cho thấy các nhà kinh doanh địa ốc đã chuẩn bị đón nhu cầu mua nhà của người nước ngoài khi Luật nhà ở (sửa đổi) chính thức hiệu lực từ ngày 1/7. Việc mở cửa cho người nước ngoài mua nhà đã giúp tăng tổng cầu cho thị trường bất động sản. Theo số liệu cuối 2014, đang có 76.309 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam và họ thường có xu hướng lựa chọn phân khúc căn hộ trung và cao cấp. Những công ty hoạt động trong lĩnh vực này là: DXG, TDH, NBB, PDR, VPH, VIC. Chi tiết:

1/7 cũng là thời điểm rất nhiều Luật trong các lĩnh vực sau có hiệu lực: (i) Đầu tư công (công ty hưởng lợi là CII, CTD, FCN); (ii) Kinh doanh ( các khu Công nghiệp được hưởng lợi do nới lỏng các ngành được ưu đãi: KBC, ITA, SZL, D2D, IJC); (iii) Bất động sản và xây dựng (các công ty kinh doanh bất động sản), chi tiết:

Chuỗi bài “Góc nhìn môi giới” được thực hiện bởi ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 tại Hội Sở CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI. Các bài viết của ông Thạch sẽ xoay quanh các chủ đề nóng của thị trường và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm.

Các nội dung trong bài viết là quan điểm cá nhân và chỉ mang ý nghĩa tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với các quyết định mua bán của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư cần thêm thông tin hoặc trao đổi có thể liên hệ thachnn@ssi.com.vn.