Đúng như dự báo, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách giảm -0,25% lãi suất cho vay và tiền gửi từ ngày 25/8 và giảm -0,5% dự trữ bắt buộc của ngân hàng TW Trung Quốc nhằm duy trì dòng vốn đầu tư và kích thích thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã hồi phục về mặt điểm số nhưng vẫn biến động khó lường. Theo Bespoke Investment Group, tuần giảm điểm -5% chỉ xảy ra 28 lần trong lịch sử kể từ năm 1980, tuần kế tiếp sau sự kiện này thị trường đi ngang, tăng +1,65% 4 tuần kế tiếp và tăng +5% sau 12 tuần kế tiếp.
Đây là những lý do thuyết phục để tin rằng thị trường Thế giới chưa bước vào chu kỳ giá xuống:
1) Ảnh hưởng của Trung Quốc đến các thị trường đã phát triển không lớn như nỗi lo sợ của nhà đầu tư, do: chỉ 5% xuất khẩu của Mỹ đến Trung Quốc (0,7% GDP) trong khi khối Euro xuất khẩu 10% đến Trung Quốc ( 1,6% GDP)
2) Đây chưa phải là bắt đầu của chu kỳ giá xuống do sự hồi phục kinh tế toàn cầu dẫn đầu bởi Mỹ (vẫn đang duy trì tăng trưởng) và chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản và Châu Âu vẫn là nguồn lực chính hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
3) Kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ quyết liệt thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để củng cố nền kinh tế. Biến động thị trường có thể buộc FED trì hoãn việc tăng lãi suất.
4) Thị trường châu Á: sự bình ổn của tiền đồng các khu vực là yếu tố quyết định để bắt đầu chu kỳ đầu tư mới.
Trong khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu trên toàn cầu những ngày gần đây, tâm lý đầu tư yếu và tình trạng bán giải chấp đang xảy ra, Thạch vẫn tìm ra những ý tưởng Mua trong giai đoạn biến động lớn này.
Dưới đây là 3 điểm khác biệt giữa Việt Nam so với nỗi sợ hãi từ Trung Quốc và các thị trường mới nổi để chúng ta suy nghĩ trước khi có quyết định cho danh mục đầu tư:
1) Duy trì tăng trưởng GDP 6,3%-6,4% năm 2015: trong cuộc họp UB Tài chính Quốc Gia ước tính mục tiêu tăng trưởng 6,5% sẽ khó đạt nhưng dự báo tăng trưởng ít nhất 6,3%-6,4% năm nay ( so với 5,98% trong 2014 và 5,42% 2013 và 5,25% 2012). Các số liệu kinh tế tháng 8 chưa ra, nhưng ước tính sẽ không tăng trưởng do 2/3 tháng thuộc tháng 7 âm lịch làm ảnh hưởng đến các ngành kinh doanh. Các chi số về PMI, bán lẻ, xuất khẩu dự báo tiếp tục duy trì tốt.
2) Tiền tệ: áp lực phá giá VND đã giảm trừ khi Trung Quốc tiếp tục chính sách phá giá đồng CNY. Tỷ giá USD.VND những ngày qua biến động tăng khi Vietcombank nâng tỷ giá lên sát giá trần đồng thời cũng do: (i) nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu và trái phiếu sau đó đổi sang USD, (ii) tâm lý mất tự tin vào VND kép theo áp lực lên tỷ giá. Tuy nhiên, sự biến động của đồng USD dự báo chỉ là trong ngắn hạn.
3) Thu nhập sau thuế các công ty trong quý 2 ( ngoại trừ ngành Oil&gas) tăng trưởng 18,3% so với cùng kỳ. 60 công ty dẫn đầu, chiếm 77% vốn hóa thị trường ( ngoại trừ ngành Oil&Gas) đã báo cáo lợi nhuận tăng trưởng 18%. Các nhà phân tích dự báo tăng trưởng thu nhập 2015 và 2016 lần lượt là 10,4% và 12,3%.
Để chuẩn bị lựa chọn cổ phiếu, dưới đây là những cổ phiếu có thị giá đang chiết khấu cao so với giá trị định giá, thực hiện bởi SSI research, được cập nhật giá đến ngày 25/08/2015.
Chuỗi bài “Góc nhìn môi giới” được thực hiện bởi ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 tại Hội Sở CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI. Các bài viết của ông Thạch sẽ xoay quanh các chủ đề nóng của thị trường và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm.
Các nội dung trong bài viết là quan điểm cá nhân và chỉ mang ý nghĩa tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với các quyết định mua bán của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư cần thêm thông tin hoặc trao đổi có thể liên hệ thachnn@ssi.com.vn.