[Góc nhìn môi giới] 5 cổ phiếu nên tích lũy tháng 4: FPT, DBC, TNG, LCG, PLC

[Góc nhìn môi giới] 5 cổ phiếu nên tích lũy tháng 4: FPT, DBC, TNG, LCG, PLC

(NDH) Thị trường biến động dữ dội trong tháng vừa qua, nhưng hãy nhớ lại công thức đầu tư thành công đơn giản: “ Đầu tư vào đúng cổ phiếu, đúng giá tại đúng thời điểm”.

Những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đạt như Benjamin Graham, Phil Carret, John Templeton, David Dreman và Warren Buffet cụ thể hóa thành những triết lý đầu tư đơn giản: 1) Luôn luôn đầu tư với một biên độ an toàn ( Margin of Safety), 2) Kỳ vọng sự biến động và kiếm lợi nhuận từ nó, 3) Hiểu rõ mình là loại nhà đầu tư nào.

Giá dầu giảm hơn 9% và ETFs rút mạnh vốn ( 57 triệu USD – gần bằng giá trị mua ròng của NĐTNN từ đầu năm) là hai nguyên nhân chính làm VN Index trãi qua tháng 3 cực kỳ khó khăn và làm tâm lý nhà đầu tư hoang mang. Trong đó, những nhà đầu tư hạnh phúc nhất khi đầu tư vào ngành Truyền thông (+13.5%), Du lịch giải trí (+5.3%), Vật liệu xây dựng (+2.8%) trong khi ngành Dầu khí có mức giảm mạnh nhất đến -23.0%, Tiện ích -16.3% và Bảo hiểm (-10.1%). Trong khi đó, tại sàn Hà Nội, ngành Công nghệ dẫn đầu mức tăng +6.2%, tiếp theo là Hóa chất (+3.2%) trong tháng 3.

Lựa chọn những cổ phiếu có sự vượt trội trong tháng 4 là điều khó khăn khi vừa trải qua 5 tuần liên tiếp giảm điểm của thị trường nhưng với suy nghĩ luôn tìm kiếm sự vượt trội của thị trường dựa trên yếu tố (i) chu kỳ: ngành Công nghệ thông tin, (ii) Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương đang trong giai đoạn cuối đàm phán, (iii) Luật Nhà ở, Bất động sản sẽ có hiệu lực từ 1/7 và (iv) Đầu tư cơ sở hạ tầng mạnh mẽ trong năm nay là những sự kiện trọng yếu giúp các công ty hoạt động trong ngành có bước lên mức tăng trưởng mới và giá cổ phiếu có xu hướng đi lên.

finding stocks.jpg

FPT – Tăng trưởng, Tăng trưởng, Tăng trưởng – Giá mục tiêu 60.000 (+ 23.2%)

FPT đang đứng trước chu kỳ hồi phục và tăng trưởng của ngành Công nghệ thông tin toàn cầu khi chỉ số Công nghệ Nasdaq Composite Index có mức tăng 3.5%, mạnh nhất trong quý 1 và có chuỗi tăng mạnh nhất 9 tháng liên tục. Nhu cầu gia công phần mềm, phân tích dữ liệu lớn, di động hóa đang là một xu hướng lớn trong ngành này. FPT đã nhận ra điều này và đang thay đổi chiến lược trở thành công ty tập trung vào mảng công nghệ và viến thông ( thoái vốn dần ra khỏi các mảng thương mại và bán lẻ) đồng thời đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn từ 2015- 2017 dựa trên:

(i) Xu hướng gia công: các công ty trên thế giới đang có xu hướng thuê ngoài và sử dụng dịch vụ lưu trữ của bên thứ 3 thay vì trực tiếp tổ chức và quản lý bộ phận này. FPT đang thực hiện chiến lược mua sát nhập những bộ phận IT của các tập đoàn lớn để đảm bảo đầu ra cho chuỗi cung ứng dịch vụ.


(ii) Sự thay đổi trong đầu tư Công nghệ Thông tin (CNTT) của Chính phủ: Chi tiêu cho mảng CNTT của Chính phủ sẽ dịch chuyển từ đầu tư Mua sang đi thuê của các tổ chức chuyên nghiệp để gia tăng ứng dụng và giảm chi phí đầu tư. Điều này là điểm thuận lợi cho FPT do quan hệ sâu rộng với khối doanh nghiệp nhà nước.


(iii) Độ rộng của thị trường Internet Việt Nam rất lớn và đang trong quá trình đầu tư: tỷ lệ sử dụng internet của Việt Nam là 31%, thấp so với khu vực Châu Á Thái Bình Dương (36%), EU (78%), Mỹ (57%) và đường cáp quang mà FPT Telecom đang nâng cấp sẽ đem đến nhiều dịch vụ gia tăng hơn.


(iv) Thiết bị di động và máy tính bảng đang trong quá trình tăng trưởng 2 chữ số trong 2 năm tới.

Các nhà phân tích dự báo, FPT sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 17.8% và doanh thu 13.7% trong năm 2015, thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 5.577đ. FPT sẽ trả 15 % cổ tức bằng cổ phiếu của năm 2014 trong năm quý 2 này và duy trì mức trả cổ tức bằng tiền 20%/mệnh giá mỗi năm.

Tăng trưởng của FPT trong năm 2015 và 2016 dự báo sẽ giúp P/E 2015 và 2016 lần lượt là 8.7 và 7.6 lần, thấp hơn P/E thị trường là 12.3 lần và đây là cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài rất ưa thích nhưng đã hết room. Giá cổ phiếu FPT đang được hổ trợ bởi đường MA (5 ngày) là 48.4 và có xu hướng vượt ra khỏi đường trung bình 25 ngày 49.2 tiến đến ngưỡng trên của dải Bollinger (20,2) là 50.2.

fpt.jpg

Một cổ phiếu hoạt động tương tự trong ngành CNTT là CMG cũng có đặc điểm tương đồng về ngành và tính chất chu kỳ. Đây có thể là lựa chọn thứ hai sau cổ phiếu đầu ngành dành cho nhà đầu tư theo yếu tố mùa vụ xu hướng của ngành Công nghệ Thông tin.

Dabaco ( DBC) – Giá đầu vào rẻ giúp gia tăng lợi nhuận – Giá mục tiêu 36.400 ( +23.3%)

Quỹ SSI SCA chuyên đầu tư vào các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững đang nắm giữ DBC đến 8.7%, đứng thứ 3 trong danh mục đầu tư của Quỹ. Chiến lược của Quỹ tập trung vào các công ty có định giá hấp dẫn trong 3 ngành chủ đạo của năm nay là Vật liệu Xây dựng, Hạ Tầng, Hàng tiêu dùng và tận dụng thời điểm thị trường điều chỉnh giảm để gia tăng thêm.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi là động lực tăng trưởng chính của DBC trong năm 2014 giúp doanh thu tăng 9% và lợi nhuận tăng 3.6%. Trong năm 2015, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, giá bã đậu nành có xu hướng giảm do tồn kho các hàng hóa này tăng lên. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi dự báo tăng 15.6 triệu tấn (+6.2%) trong năm 2015.

DBC còn có “của để dành” là quỹ đất đang chuyển đổi công năng từ bịnh viên sang khu dân cư, theo Ban điều hành, quỹ đất này có thể đem lại lợi nhuận 20 tỷ trước thuế cho DBC sau khi xác định giá bán và chuyển nhượng đất nền trong năm 2015.

Định giá thấp là điểm quyết định lựa chọn DBC trong tháng 4: P/E 2015 dự báo 8.23 lần và được củng cổ thêm bởi thông tin quý 1.2015 DBC đạt tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất so với các quý trước, gần 70 tỷ, chiếm 27% kế hoạch lợi nhuận năm.

dbc.jpg


TNG – Các hiệp định thương mai đang đàm phán là yếu tố thành công – Giá mục tiêu 27.900 (+ 11%)

Dòng tin ngắn trên Reuters ngày 8/4 cho biết hiệp định Thương Mại giữa Châu Âu- Việt Nam ( Free Trade Agreement - FTA) sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm nay nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa và đầu tư giữa hai khu vực. Thực tế, đây chỉ là một trong những Hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam đang đàm phán để tham gia vào cuộc chơi toàn cầu, đó là:

- Hiệp định TPP-12: là hiệp định quan trọng nhất có sự tham gia của 12 nước, chiếm 40% sản lượng tiêu thụ toàn cầu, GDP 27.5 ngàn tỷ USD, chiếm 33% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu. TPP sẽ giúp Việt Nam một lần nữa, sau Hiệp định thương Mại Việt –Mỹ (BTA) năm 2001 và WTO năm 2006 bước lên mức tăng trưởng mới (như đồ thị bên dưới). Theo Baker & Mc Kenzie, TPP sẽ giúp Việt Nam tăng giá trị sản xuất lên 34%, tiêu dùng tăng 27%, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) mạnh mẽ và kết nối mạnh vào chuỗi cung ứng toàn cầu từ đó sẽ làm tăng sức cạnh tranh, tạo ra sự thay đổi và nhiều cơ hội mới.

vietnam - us
 trade 2001-2015e.png

- Cộng đồng kinh tế Asia (AEC 2015 ): gồm 10 nước Asean 6 và CLMV (Cambodia, Lao, Myanmar và Việt Nam) sẽ giúp GDP cả khu vực tăng hàng năm 5.6% trong năm năm tới ( gấp đôi Mỹ và 3 lần Châu Âu), tạo thêm 28t triệu việc làm +1.7%, trở thành nhà xuất khẩu thứ 3 trên thế giới vào năm 2018, tầng lớp trung lưu sẽ tăng gấp đôi lên 80tr hộ gia đình vào năm 2018… và đó là cơ hội cho tiêu thụ hàng tiêu dùng cao cấp, dịch vụ tài chính và y tế.

- Korea – Vietnam FTA


- US – Vietnam Tax Treaty (DTA)

Biểu đồ bên dưới cho thấy thu nhập của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ sau khi tham gia được toàn bộ các hiệp định FTAAP, TPP, RCEF đến năm 2025 ( nguồn Petri, Plummer, Zhai, www.asiapacifictrade.org)

vietnam income gains.jpg

Cty Đầu tư và thương mại TNG (TNG) là công ty dệt may xuất khẩu có thương hiệu, uy tín, năng lực sản xuất đang mở rộng để nắm bắt cơ hội của ngành dệt may trong những năm tới nhờ các hiệp định thương mại đang đàm phán. TNG hiện đang sở hữu 10 chi nhánh may với 178 chuyền và 4 chi nhánh sản xuất phụ trợ hàng may mặc.

TNG đạt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 29.3% ( 1.780 tỷ) dựa trên cơ sở các đơn hàng đã ký đến tháng 7/2015 là 969 tỷ, tương đương 54.5% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng trưởng 41% đạt 75 tỷ đem lại thu nhập trên mỗi cổ phiếu 2015 là 3.409đ/cp. Tại mức giá hiện tại 25.200đ, TNG có P/E 2015 7.4 lần, thấp so với cổ phiếu cùng ngành là TCM đang có P/E dự báo 2015 và 2016 lần lượt là 8.27 lần và 7.1 lần.

TNG đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu 4 mua 1 trình ĐHCĐ ngày 12/4 để giảm tỷ lệ vay nợ, tăng khả năng thanh toán và bồ sung vốn lưu động.

Giá cổ phiếu TNG đang có xu hướng bứt phá ra khỏi dải Bollinger (20,2) 22.74 – 24.9 và được hỗ trợ mạnh bởi đường giá MA (5) 24.2 và MA (25) 24.15 với thanh khoản trung bình 170.000cp/phiên.

tng.jpg

LCG – Điểm chuyển của ngành Xây dựng – Giá mục tiêu 8.500 (+ 13.3%)

Các công ty thuộc ngành xây dựng đầu ngành như Cotecon (CTD), Hòa Bình (HBC), Fecon (FCN) đang tận hưởng một năm thực sự bận rộn nhờ chính sách đầu tư hạ tầng, lãi suất đang ở vùng đáy và các chính sách mới về nhà ở cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà từ 7.2015.

LCG là công ty xây lắp dự kiến có doanh thu tăng trưởng mạnh từ dự án Formosa (giai đoạn 1) là 1.060 tỷ trong năm 2014-2015) và giai đoạn 2 trong năm 2015-2016 cùng với dự án nâng cấp Quốc lộ 38 đem lại doanh thu 500 tỷ trong giai đoạn 2015-2016.

Quỹ đất lớn hơn 200ha tại khu Nhơn Trạch, Đồng Nai gần sân bay Long Thành đã được kết nối bởi đường Cao Tốc HCM – Nhơn Trạch – Dầu Giây và Bến Lức – Long An – Dầu Dây sẽ làm gia tăng giá trị đất.

Dự án xăng sinh học E5 LCG nắm giữ 22% trong liên doanh công ty Phương Đông chuyên sản xuất ethanol có thể tạo ra lợi nhuận trong năm 2015 khi xăng Ẹ đã bắt đầu bán rộng rãi tại các thành phố lớn.

Đại hội cổ đông LCG ngày 9/4 đã thông qua việc xóa lỗ lũy kế 263 tỷ bằng nguồn thặng dư vốn 357 tỷ để bảng cân đối kế toán công ty tốt hơn nhằm gia tăng sức cạnh tranh trong các thương vụ đấu thầu và tiếp cận nguồn vốn mới dễ dàng hơn.

Đầu tư vào cổ phiếu LCG là một lựa chọn dựa trên sự thay đổi mạnh mẽ của ngành Xây dựng, và bản thân LCG cũng nắm bắt tốt cơ hội đó thể hiện qua xây dựng chương trình Quan hệ nhà đầu tư được tư vấn bởi 2 quỹ Asean Small Cap Fund và Red River Holdings ( theo Licogi).

Cổ phiếu LCG đang giao dịch tại mức chiết khấu -40% so với giá trị sổ sách, với thanh khoản 184.846 cổ phiếu mỗi phiên và đã có dấu hiệu thoát vùng đáy trước triển vọng tích cực của các cổ phiếu ngành xây dựng.

lcg.jpg

PLC – Hạ tầng phát triển giúp công ty tăng trưởng – Giá mục tiêu 39.200 (+ 14.6%)

Chính phủ tập trung phát triển mạnh về các dự án đường cao tốc trong năm nay, gồm 37 dự án đường cao tốc, trong đó sẽ thực hiện 8 dự án trong quý 2 này với tổng mức đầu tư 22.000 tỷ đồng. Nhu cầu tiêu thụ các vật liệu như bê tông, nhựa đường, xi măng và các chất phụ gia đang gia tăng rất lớn.

PLC đã trãi qua những năm không tăng trưởng về phân khúc nhựa đường do chính sách xây dựng hạ tầng thấp, nhưng kể từ năm 2014, doanh thu từ phân khúc nhựa đường đã tăng trưởng 30% so với 2013 nhờ Chính phủ tích cực giải ngân cho các dự án giao thông. PLC đang nắm giữ 40% thị phần sản xuất nhựa đường gần như độc quyền cung cấp nhựa đường cho các dự án giao thông lớn của Quốc Gia như ( Hà nội – Lào Cai 245km, HCM- Dầu Giây 55km, Cầu Nhật Tân, Nhà Ga Nội Bài 2..) và hiện tại chỉ có 25% đường cao tốc hoàn thành sẽ là thị trường lớn cho PLC trong những năm tới.

Mảng nhựa đường chiếm 46% lợi nhuận của PLC.

Và mảng cung cấp dầu nhớt đứng thứ 2 sau BP Castrol (22%) chiếm 14% tiếp theo là Shell (10%) nhưng lại có kênh phân phối rộng nhất hơn 3.000 trạm xăng của tập đoàn Petrolimex, giúp đem lại 47% lợi nhuận cho PLC.

Giá dầu đang ở vùng thấp là một thuận lợi cho PLC giúp các nguyên liệu gốc dầu đầu vào của PLC nằm ở mức thấp sẽ làm cải thiện lợi nhuận biên dự báo tăng lên 15% trong năm 2015 so với 2014. Các nhà phân tích ngành vật liệu xây dựng đã chỉ ra rằng PLC đang bị định giá thấp hơn so với định giá bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) là 39.200đ/cp tương đương P/E 9 lần. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu dự báo năm 2015 đạt 4.375đ, tại mức giá hiện tại, PLC có P/E 7.8 lần.

Giá cổ phiếu PLC có xu hướng tích lũy vùng giá 33.9-34.5 trong 1 tháng qua và chỉ số Money Flow Index (14): 59.91 đang cho dấu hiệu dòng tiền đang gia tăng vào cổ phiếu này.

plc.jpg