Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 542,92 điểm, giảm 0,77 điểm (-0,14%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,57 triệu đơn vị, trị giá 443,88 tỷ đồng. Toàn sàn có 71 mã tăng, 112 mã giảm và 120 mã đứng giá.
Phiên sáng nay, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường đã khiến giao dịch trên sàn HOSE rất ‘buồn tẻ’, thanh khoản trên sàn này ở mức rất thấp, dòng tiền đa phần chỉ tập trung vào một số cổ phiếu quen thuộc như FLC, OGC, CII… Trong đó, FLC giảm 200 đồng xuống 9.600 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2,7 triệu đơn vị. OGC tiếp tục giảm 100 đồng xuống 2.800 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,9 triệu đơn vị.
Trong khi đó, các cổ phiếu lớn trên sàn HOSE đã phân hóa mạnh ở phiên sáng nay. Trong đó, các cổ phiếu như CTG, GAS, KDC, VIC… đã giảm giá và kéo chỉ số VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu. Khép phiên sáng, GAS giảm 500 đồng xuống 61.500 đồng/CP. CTG giảm 100 đồng xuống 17.800 đồng/CP.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 78,55 điểm, giảm 1,00 điểm (-1,25%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 15,7 triệu đơn vị, trị giá 183 tỷ đồng. Toàn sàn có 49 mã tăng, 96 mã giảm và 219 mã đứng giá.
Phiên sáng nay, sắc đỏ ở nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX có phần áp đảo hơn. Các cổ phiếu như AAA, SHB, SCR, PVS, PVC… đã đồng loạt giảm giá.
Giao dịch trên sàn HNX cũng không được cải thiện, dòng tiền trên sàn này chỉ tập trung mạnh vào hai cổ phiếu là FIT và KLF. Trong đó, FIT đứng giá tham chiếu và có khối lượng khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 2,6 triệu đơn vị. KLF giảm 100 đồng xuống 7.000 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2,27 triệu đơn vị.
Mã BID được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 95.470 đơn vị (chiếm 18,2% tổng khối lượng giao dịch). Hiện BID đứng ở mức giá 17.500 đồng/cp (0,0%), tổng khối lượng giao dịch đạt 523.650 đơn vị. Các mã tiếp theo là PVB (90.100 đơn vị), VSH (80.250 đơn vị), LAS (50.000 đơn vị), HPG (48.090 đơn vị).
Một sự kiện đáng chú ý là Dàn khoan Haiyang Shiyou 981 đang di chuyển vào vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vị trí hiện tại của dàn khoan này cách 114 hải lý so với bờ biển Việt Nam, gần hơn vị trí của dàn khoan này vào tháng 5 năm trước (240 hải lý cách bờ biển Việt Nam) và chỉ cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 75 hải lý so với 180 hải lý vào năm ngoái. Dàn khoan này sẽ ở vị trí này đến ngày 16/5 ( theo thông báo của MSA).
Tuy nhiên, có nhiều nhận định rằng sự kiên này không tác động rõ rệt đến kinh tế Việt Nam, nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý e sợ như năm trước lên thị trường chứng khoán, vốn không có thông tin tích cực thời điểm này.
Khoảng thời gian đầu của phiên hôm nay, giao dịch trên cả hai sàn tiếp tục diễn ra rất thận trọng, các cổ phiếu có tính dẫn dắt trên cả hai sàn đang phân hóa ở mức cao. Trong đó, số cổ phiếu lớn giảm điểm đang chiếm ưu thế hơn và đã khiến cả hai chỉ số lùi nhẹ xuống dưới mốc tham chiếu. Đáng chú ý, sau phiên hồi phục hôm qua, nhiều cổ phiếu dòng ngân hàng như VCB, STB, SHB và CTG đã đồng loạt giảm giá. Trong đó, VCB đang giảm 300 đồng xuống 38.000 đồng/CP. SHB giảm 200 đồng xuống 7.600 đồng/CP.
Đến 09:31, chỉ số VN-Index đứng ở mức 543,38 điểm, giảm 0,31 điểm (-0,06%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 6, triệu đơn vị, trị giá 76,4 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 78,79 điểm, giảm 0,75 điểm (-0,95%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,9 triệu đơn vị, trị giá 37 tỷ đồng.
Giao dịch trên cả hai sàn vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. OGC đang là cổ phiếu duy nhất khớp lệnh được trên 1 triệu đơn vị. Sau phiên bị bán mạnh hôm qua, OGC đang giao dịch quanh mốc tham chiếu.
Sự kiện đáng chú ý ngày 15/4/2015:
ACB: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 7%.
IMP: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 18%.
GSP: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 12%.
KHP: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 6%.
PBP: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 20%.
PET: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:19.