Nếu xét về nguồn thu dự phóng 2014 đóng góp trong tỷ trọng doanh thu, thì mảng bất động sản tuy không thể chiếm cán cân nghiêng lệch so với tỷ trong của hoạt động kinh doanh chính là khai thác cảng và logistic, nhưng vẫn có giá trị không nhỏ đối với Gemadept.
Chờ thời hay chờ vốn ?
Ở lĩnh vực kinh doanh chính, 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Cty đạt 1.352,7 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kì năm trước. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay đạt 107 tỷ đồng, tăng 61,3% so với cùng kì năm trước. Mức tăng trưởng này được cho là xuất phát từ việc GMD đẫ liên tục mở rộng phát triển hoạt động khai thác cảng có biên lợi nhuận gộp cao.
Có thể thấy sự hoàn thiện hạ tầng và nâng cấp công suất tiếp nhận tàu tải trọng lớn của các Cảng đã khiến GMD có phần củng cố ngành lõi, so với sự "lơ là" và đầu tư dàn trải đa ngành mà đến tận hôm nay DN vẫn còn vướng mắc. Nhưng ngay cả những nỗ lực phát triển thêm các dự án mới của Gemadept cũng đang gặp không ít khó khăn.
Ví dụ với dự án cảng mới Gemalink, GMD mới chỉ thực hiện được 40% tiến độ. Lí do của DN là chờ bồi đắp lún để tránh chi phí và chờ môi trường thuận lợi. Thực tế trong năm 2013, HĐQT Gemadept đã chuyển nhượng 25% vốn góp cổ phần tại dự án này, trong khi tiền thực góp cho dự án cũng chưa đạt 75% như thỏa thuận góp vốn ban đầu. Chứng tỏ bài toán của Gemadept không phải là chờ thời mà là chờ nguồn vốn hoặc tìm kiếm một đối tác mới?
Mở hướng mới ?
Nếu không tăng vốn chủ sở hữu và tăng vay nợ, có khả năng rất cao là Gemadept sẽ phải chuyển nhượng thêm cổ phần ở nhiều đơn vị con hoặc liên kết nói trên hoặc quyền phát triển/ sở hữu dự án. |
Với dự án trồng cao su ở Campuchia với tổng diện tích đất khoảng 30,000ha liền thửa, bắt đầu khai hoang trồng mới từ năm 2011, GMD đang cần nguồn vốn lớn hơn rất nhiều. Riêng dự án trồng rừng, đến cuối năm 2013, diện tích trong trồng cây cao su của GMD đã đạt 5.500 ha và dự kiến đến năm 2014 diện tích đất khai hoang và đất trồng cao su sẽ là 9.800ha và 7.500ha. Theo kế hoạch dự án, mỗi năm GMD sẽ trồng thêm 2.000ha cây cao su và đến năm 2017, diện tích 500ha cao su trồng đầu tiên sẽ được đưa vào khai thác mang về dòng tiền cho Cty. Tổng vốn đầu tư cho các dự án địa ốc và trồng rừng trong thời gian này và trong vòng 3-4 năm tới ước tính lên khoảng 4.000-5.000 tỷ đồng.
Hiện Gemadept đang có 22 Cty con, 15 Cty liên kết. Nếu không tăng vốn chủ sở hữu và tăng vay nợ, có khả năng rất cao là Gemadept sẽ phải chuyển nhượng thêm cổ phần ở nhiều đơn vị con hoặc liên kết nói trên hoặc quyền phát triển/ sở hữu dự án, mới có thể có nguồn lực để chuyển hóa các tài sản vẫn đang đắp chiếu hoặc vận hành dang dở như kế hoạch vừa nêu.
Không lạ khi những những bước đi của GMG gần đây đang đi vào lộ trình tăng vay nợ hoặc bán tài sản ấy: GMD đã phát hành trái phiếu chuyển đổi vay nợ trị giá 40 triệu USD (năm 2012), bán cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo (2013) và bán tòa nhà Gemadept Tower (2014). Những bước đi này sẽ thách thức sự kiên nhẫn của các cổ đông vào DN "trót" đầu tư đa ngành như Gemadept! |