Sự sụt giảm lợi nhuận ròng sau thuế (LNST) quý I có thể đã lớn hơn nếu áp dụng cơ chế giá khí thị trường.
Lợi nhuận sau thuế (LNST) quý I giảm 18,2% còn 2.583 tỷ đồng, đạt 27,4% dự báo của VCSC chủ yếu do TCT Khí Việt Nam - CTCP (mã GAS - HOSE) chưa áp dụng cơ chế giá khí thị trường, vốn sẽ làm giá khí giảm 40% cho sản lượng khí trên bao tiêu bán cho các nhà máy điện của EVN. Do vậy, nguyên nhân chính làm LNST giảm là việc trích dự phòng giảm giá 215 tỷ đồng cho khoản đầu tư tài chính dài hạn vào Ngân hàng SEA Bank; GAS không đưa ra nhận định về khoản đầu tư này.
CTCP Chứng Khoán Bản Việt (VCSC) ước tính không có nhiều thay đổi về cả sản lượng khí hoặc cơ chế giá trong quý II/2015, dẫn đến kết quả không có tăng trưởng so với quý I, sẽ có 2,7 tỷ m3 khí khô được sản xuất trong quý II/2015, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, và tương đương quý I/2015. Lượng khí mới từ mỏ Thiên Ưng - Đại Hùng (giai đoạn 1 của đường ống Nam Côn Sơn 2) dự kiến chỉ được khai thác trong 6 tháng cuối năm 2015, ước tính khoản 300 triệu mét khối khí đốt khô được sản xuất trong năm đầu. Ngoài ra, sản lượng LPG tiêu thụ và giá cả cũng dự kiến không thay đổi nhiều so với quý I/2015.
VCSC dự báo LNST năm 2015 của GAS là 9,4 nghìn tỷ đồng (EPS 4.970 đồng), giảm 34% so với năm 2014, với giả định giá dầu thô cơ sở 60 USD/thùng và cơ chế giá khí thị trường sẽ được chính thức áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2015, và có hiệu lực hồi tố kể từ tháng 4/2014.
Khi cơ chế giá khí thị trường áp dụng cho các nhà máy điện của EVN (Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam), GAS sẽ thu về khoản lời trước thuế là 1.560 tỷ đồng cho 9 tháng cuối năm 2014, và khoản sụt giảm 411 tỷ đồng trong năm 2015 do giá khí suy yếu theo giá FO, cả hai dự kiến sẽ được ghi nhận trong năm 2015.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã phê duyệt nguyên tắc để GAS đầu tư 5% cổ phần vào dự án Lô B-Ô Môn, mỏ khí đốt lớn với trữ lượng ước tính 113 tỷ mét khối. Khoản đầu tư này ước tính trị giá 60 triệu USD, với giả định chi phí đầu tư 4 tỷ USD, 30% được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và GAS sở hữu 5%.
Trong khi đó, GAS vẫn có 51% sở hữu trong dự án đường ống dẫn khí Lô B, với chi phí ước tính 1,14 tỷ USD và công suất vận chuyển 7 tỷ m3/năm. Với dòng khí đốt đầu tiên dự kiến khai thác trong giai đoạn 2019 -2020, và chưa có sự khẳng định về việc GAS có thể hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá khí đầu vào - đầu ra hay chỉ là chi phí vận chuyển khí, do vậy thiết lập mô hình định giá cho dự án này vẫn còn khá khó khăn.