Tuy nhiên, nếu việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện trong năm nay thì điều đó sẽ rất thú vị và chỉ số VN-Index sẽ tăng.
Nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng gì ở việc nới room, thưa ông?
Các nhà đầu tư nước ngoài luôn xem xét điều này để đánh giá động thái của Việt Nam và sẽ có những lựa chọn khác khi quay sang các nước trong khu vực. Vì thế, theo tôi, Chính phủ Việt Nam cũng nên xem xét chuyện nới "room" để đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Ông Louis Nguyễn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Saigon Asset Management (SAM) |
Xin cho biết nhận định của ông về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay?
Trong năm nay, khó có thể kỳ vọng về triển vọng lớn cũng như biến động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, nếu việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện trong năm và Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thì nhiều khả năng, thị trường chứng khoán sẽ thu hút sự quan tâm và chỉ số VN-Index sẽ tăng lên nhiều.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào Việt Nam năm nay, theo ông, có khả quan và động thái huy động vốn của các công ty quản lý quỹ để tìm kiếm cơ hội giải ngân sẽ ra sao?
Các công ty quản lý quỹ luôn muốn huy động quỹ mới để tìm cơ hội tốt giải ngân. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường có khó khăn hiện nay, các nhà đầu tư cũng khá thận trọng. Vì thế, cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ các nước đang đẩy mạnh thu hút vốn FII, nhất là trước tình hình sức khỏe của đồng đô-la Mỹ đang dần mạnh lên. Trong đó, việc nới room được xem là một trong những động thái có tác động tích cực hiện nay.
Xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng được đánh giá vẫn trong vòng luẩn quẩn. Điều đó sẽ tác động ra sao đến hoạt động của doanh nghiệp khi tín dụng khó tăng?
Các chuyên gia nước ngoài cũng đã đưa ra nhận định, nợ xấu của Việt Nam vẫn chưa thể xử lý và còn nằm ở đó, nên vẫn ám ảnh hệ thống ngân hàng, tác động không tốt đến doanh nghiệp. Vì thế, cần có thêm các giải pháp để làm rõ việc xử lý triệt để nợ xấu.
Ông đánh giá thế nào về quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam?
Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cũng phần nào cho kết quả ban đầu. Tuy nhiên, trong hệ thống ngân hàng Việt Nam còn không ít ngân hàng quy mô nhỏ, hoạt động kém. Vì thế, trong làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A), hiện một số ngân hàng lớn phải "cứu" ngân hàng nhỏ, yếu kém và điều này sẽ khiến lợi nhuận của nhà băng lớn khó tránh được việc bị ảnh hưởng. Điều này cũng được nhà đầu tư xem xét trước khi đầu tư vào các ngân hàng lớn.