Hơn nửa năm 2014 đã đi qua với hầu hết các doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh. Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội cũng đưa ra không ít những lời cảnh báo về những cổ phiếu có nguy cơ rời sàn.
Không phải doanh nghiệp nào lỗ khủng 6 tháng đầu năm cũng đứng trước nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc. Nguy cơ thực sự "gần" khi 2 năm liền kề (2012 - 2013) các doanh nghiệp cũng báo lỗ. Trong hơn 600 doanh nghiệp niêm yết, theo thống kê, có gần 50 doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc.
10/10 doanh nghiệp công nghiệp nặngQuan sát
top 10 doanh nghiệp lỗ sâu nhất trong 6 tháng đầu năm kèm theo điều kiện đã lỗ liên tục trong 2 năm 2012 và 2013, có một điều đáng chú ý là toàn bộ các doanh nghiệp đều thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng - trong đó nổi lên với lĩnh vực bất động sản và các ngành nghề liên quan.
PVX không chỉ đứng đầu về con số thua lỗ 6 tháng đầu năm, mà còn là doanh nghiệp có nguy cơ rời sàn sớm nhất. 6 tháng đầu năm, PVX lỗ ròng 355 tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải lãi ít nhất 355 tỷ đồng trong nửa năm còn lại để tiếp tục được ở lại sàn.
Trong khi các doanh nghiệp có thể e dè việc bị hủy niêm yết,
ALP có vẻ "ung dung" nhất trong nhóm các doanh nghiệp có nguy cơ rời sàn. Công ty này đã lên kế hoạch hủy niêm yết tự nguyện từ năm 2013 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Cổ phiếu ALP đã bị ngừng giao dịch rồi lại được giao dịch trở lại dưới dạng bị kiểm soát từ tháng 4 năm nay. Mặc dù đặt kế hoạch có lãi năm 2014, sau nửa năm, công ty đã lỗ ròng trên 100 tỷ đồng. Dù thế nào, ALP cũng bị hủy niêm yết, dù là bắt buộc hay tự nguyện.
Những cái tên còn lại có thể kể đến bao gồm
VOS,
VST,
DCT,
HSI,
VNA,
PVV,
PTL và
SD1. Cũng cần lưu ý, có tới 3 doanh nghiệp vận tải biển được liệt kê vào nhóm này là VOS, VST và VNA. Đối với các doanh nghiệp vận tải biển, lợi nhuận bất thường là hoàn toàn có thể, khi các công ty này quyết định bán tàu. Đây cũng là cách nhiều doanh nghiệp trong ngành thoát lỗ trong ngắn hạn.
Báo động khả năng thanh toánHủy niêm yết, suy cho cùng cũng là mức cảnh báo đến độ an toàn, lành mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp. Không bất ngờ khi hầu hết các doanh nghiệp nói trên đều có số dư nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn hàng trăm tỷ đồng.
ALP, VOS, PVV và PTL là 4 doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn khi tài sản ngắn hạn - tính cả hàng tồn kho - nhỉnh hơn nợ ngắn hạn. Các doanh nghiệp còn lại, chênh lệch giữa nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn đều từ 100 tỷ đồng trở lên, trong đó PVX đứng đầu bảng với mức chênh lệch trên 1.000 tỷ đồng.
Cũng lưu ý, với PVV và PTL, tài sản ngắn hạn vượt nợ ngắn hạn hàng trăm tỷ đồng với sự đóng góp đáng kể của khoản mục hàng tồn kho, chiếm từ 50% đến 82% tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho của các doanh nghiệp như PVV và PTL vốn không được đánh giá cao về tính thanh khoản.
Tài sản "teo tóp"
Đáng lo ngại hơn cả, đứng trước tình trạng thua lỗ, đe dọa khả năng thanh toán, giá trị tổng tài sản của các doanh nghiệp nói trên đang có nguy cơ sụt giảm so với số dư đầu năm. Trong vòng 6 tháng, chỉ có 2/10 doanh nghiệp tăng trưởng về mặt quy mô tổng tài sản là DCT và PVV với mức tăng vỏn vẹn 9 tỷ đồng và 40 tỷ đồng. Tài sản cố định của toàn bộ các doanh nghiệp không ít thì nhiều, đều giảm so với số dư đầu năm. Trong đó, PVX tiếp tục là doanh nghiệp có tài sản cố định giảm nhiều nhất, trên 2.500 tỷ đồng.
Hiện tại, thị giá các cổ phiếu nói trên hiện đang ở mức rất thấp. 8/10 cổ phiếu đang giao dịch ở mức giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu. Thậm chí VST, DCT chỉ đạt mức giá 2.800 đồng/cổ phiếu.
Việc tiếp tục nắm giữ cổ phiếu các doanh nghiệp nói trên, chờ vào kết quả khởi sắc trong nửa cuối năm 2014, hay là những phương án giải quyết mang tính hỗ trợ cổ đông khi doanh nghiệp phải rời sàn, là quyết định của mỗi nhà đầu tư.
Một số chỉ tiêu chính của Top 10 các doanh nghiệp lỗ sâu 6 tháng đầu năm, đồng thời lỗ ròng liên tục 2 năm 2012 - 2013 (đơn vị: Tỷ đồng)./.
Hoàng Nguyên