Sáng 09/04/2015, Đại hội cổ đông thường niên 2015 của CTCP Hùng Vương (MCK: HVG) đang diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh.
Năm 2014, Thủy sản Hùng Vương đạt doanh thu thuần hơn 14.901 tỷ đồng doanh thu, tăng 33%; lợi nhuận trước thuế đạt 450,5 tỷ đồng, tăng 54%; lợi nhuận sau thuế đạt gần 425 tỷ đồng, tăng 44% so với thực hiện năm 2013. Cổ tức năm 2014 bằng tiền tỷ lệ 10%/mệnh giá.
Năm 2015, HVG đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 20.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 800 tỷ đồng; cổ tức 30%/mệnh giá, bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu, hoặc kết hợp cả tiền và cổ phiếu. Tuy nhiên, tối thiếu cổ tức 2015 bằng tiền là 10%/mệnh giá.
HVG phấn đấu đến năm 2018 - đúng 15 năm sau thành lập sẽ đạt doanh số 40.000 tỷ đồng với mujc71 cổ tức 50%/mệnh giá (trong đó năm 2016 là 25.000 tỷ đồng; 2017 là 35.000 tỷ đồng). Để có doanh số này HVG phải đầu tư để mở rộng thị trường xuất khẩu, chiếm được thị trường nội địa.
Liệu HVG có quá táo bạo khi đưa ra kế hoạch năm 2018 sẽ đạt được doanh số 40.000 tỷ đồng và mức cổ tức là 50%/mệnh giá? Chủ tịch HVG khẳng định là không táo bạo dựa trên những thành quả HVG đạt được trong quá khứ.
Đối với ngành hàng thức ăn chăn nuôi: Từ này đến năm 2018 phải đưa được sản lượng đạt 1,5 -1,8 triệu tấn thức ăn/năm, năm 2020 doanh số phải đạt được từ 18.000 - 20.000 tỷ đồng.
Đối với ca tra: HVG đánh giá rằng thị trường cá tra ổn định ít nhất 3 năm tới. Bởi: yếu tố đầu vào - giá nông sản trong vòng 3 năm tới vẫn thấp, giá thành cá tra trong 3 năm tới thấp hơn năm 2014 tối thiểu 10%. Vì vậy con cá tra vẫn còn sức hấp dẫn, và không bị sức ép.
Trong 3 năm tới, đầu tư 3 nhà máy chế biến cá. Hiện HVG có ưu thế có quy trình nuôi trồng sản xuất, chế biến, xuất khẩu là khép kín: Thức ăn - nguyên liệu đầu vào thấp, đảm bảo được biên lợi nhuận, cạnh tranh tốt; công nghệ mới, chi phí sản xuất rẻ sẽ giúp HVG phát huy ưu thế. Vì vậy, việc đầu tư thêm 3 nhà máy chế biến để giảm giá thành sản xuất. 3 nhà máy sẽ liên kết sản xuất thêm cá Minh Thái đưa từ Nga về. HVG đang thành lập liên doanh với Nga.
Đối với chế biến tôm: HVG đã đầu tư FMC trong 3 năm qua, FMC đã "lột xác" kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi. Năm 2015 FMC dự kiến xuất khẩu 250 triệu USD. Định hướng của HVG là tăng giá trị gia tăng mặt hàng tôm, sản phẩm Tôm của FMC bán thẳng các người tiêu dùng ăn liền, FMC đang mở rộng để phát huy năng lực trong thời gian tới.
Thị trường tôm là một trong những thị trường còn nhiều khó khăn nếu không cải tiến chất lượng, gia tăng giá trị gia tăng thì khó cạnh tranh được với Ấn Độ.
Mục tiêu năm 2015 hệ thống chế biên tôm xuất khẩu của HVG phải đạt được 300 triệu USD.
HVG là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về chế biến thức ăn thủy sản; thị trường nhập khẩu cá tra bắt đầu gom lại, HVG có nguồn cung và giá thành ổn định đủ năng lực cung cấp sản phẩm chất lượng, giá bán cạnh tranh, đáp ứng đủ sản lượng; tôm HVG chú trọng vào giá trị gia tăng.
Chủ tịch HVG khẳng định, ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp thủy sản nào đáp ứng đủ 4 sao về yêu cầu chất lượng của các tổ chức như HVG. HVG có một chuỗi sản xuất ngành hàng khép kín.
Tổng mức đầu tư năm 2015 là 1.400 tỷ đồng đầu tư cho 3 nhà máy chế biến cá tra, nâng cấp dây chuyền chế biến thức ăn để giảm giá thành, đầu tư kho bãi sức chứa trên 250.000 tấn nguyên liệu.
HVG sẽ vay thương mại trung dài hạn với lãi suất khá "mềm" - 8-8,5%/năm.