Sáng ngày 11/04/2015, CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã BSI- HoSE) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 với sự tham gia của 77cổ đông đại diện cho 90,8% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
8h45: Ban lãnh đạo công ty trình cổ đông báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014, kế hoạch năm 2015, quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm thành viên HĐQT mới và phương án tăng vốn điều lệ năm 2015, lộ trình tăng vốn năm 2015- 2020.
Năm 2015 đặt mục tiêu xóa lỗ lũy kế
Theo báo cáo, trong năm 2014, lợi nhuận trước thuế năm 2014 là 75,3 tỷ đồng tăng trưởng xấp xỉ 4 lần so với năm 2013 và đạt xấp xỉ bằng 3 lần mức kế hoạch. Thị phần môi giới đạt 3,5%, nằm trong Top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu, trái phiếu. Hoạt động tư vấn tài chính đạt doanh thu 97,1 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 3,3 lần năm 2013. Được biết, do còn khoản lỗ lũy kế nên năm 2014 BSC tiếp tục không chia cổ tức.
Tuy nhiên năm 2015, công ty đặt ra mục tiêu sẽ hoàn thành bù đắp lỗ lũy kế với kế hoạch lợi nhuận 98,1 tỷ đồng. Hiện khoản lỗ lũy kế của BSC tính đến 31/12/2014 là 97,63 tỷ đồng. Kế hoạch doanh thu 299,7 tỷ đồng,giảm 43% so với thực hiện năm 2014.
Tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 1.500 tỷ đồng giai đoạn 2015- 2020
Tại Đại hội, ban lãnh đạo công ty trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng năm 2015 và lộ trình tăng vốn 2015- 2020. "Việc tăng vốn điều lệ là điều kiện tiên quyết để BSC mở rộng quy mô các mảng hoạt động cốt lõi , thực thi có hiệu quả chiến lược kinh doanh", ôngNguyễn Huy Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BSC cho biết.
Theo dự thảo về thị trường chứng khoán phái sinh, các CTCK phải có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng mới được tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh. Đồng thời, so với các CTCK top đầu, quy mô vốn của BSC còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, việc tăng vốn điều lệ trước hết sẽ bù đắp nguồn vốn cho vay từ ngân hàng đang bị hạn chế do ảnh hưởng từ TT36.
Dự kiến năm 2015 BSC sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho từ 1 đến 3 nhà đầu tư tài chính trong và ngoài nước, để tăng vốn điều lệ lên tối đa 1.000 tỷ đồng. Quy mô vốn mục tiêu đến năm 2020 tối thiểu đạt 1.500 tỷ đồng, trong điều kiện thuận lợi có thể xem xét tăng lên 2.000 tỷ đồng.
Tại Đại hội, Đại hội cổ đông cũng trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm và bầu bổ sung chính thức 1 thành viên HĐQT và 01 thành viên Ban Kiểm soát. Theo đó, ĐHĐCĐ đã biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm ông Trần Long và bà Bùi Thị Hòa; đồng thời tiến hành bầu bổ sung ông Lê Ngọc Lâm – Phó Tổng giám đốc BIDV vào vị trí thành viên HĐQT và bà Phạm Thanh Thủy – Phó Giám đốc Ban tài chính BIDV vào vị trí thành viên Ban Kiểm soát.
10h:Đại hội thảo luận
Một cổ đông cá nhân đưa ra câu hỏi về việctrích lập dự phòngcủa công ty. Trong báo cáo KQKD năm 2014, dự phòng cổ phiếu chưa niêm yết 151 tỷ đồng, cao gấp đôi lợi nhuận của công ty (75,38 tỷ đồng). Như vậy, riêng dự phòng cao gấp đôi vốn điều lệ. Đối với việc đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết, công ty đầu tư 370 tỷ nhưng dự phòng 200 tỷ đồng. Nếu thanh lý, BSC chỉ còn 170 tỷ.
Cổ đông cũng đặt ra câu hỏi năm 2015 công ty có trích thêm dự phòng không, BSC đang đầu tư vào cổ phần công ty nào trên OTC là chủ yếu. Ngoài ra, công ty hiện cũng đang trích dự phòng phải thu 12 tỷ đồng, vì sao lại xuất hiện khoản trích lập này.
Ông Lê Quang Huy – Phó Tổng Giám đốc cho biết việc trích lập dự phòng giảm giá cổ phiếu, BSC trích lập dự phòng theo đúng theo chuẩn mực kế toán. Về khoản dự phòng phải thu khó đòi, ban lãnh đạo của công ty cho biết trong hoạt động của công ty có hoạt động cho vay ký quỹ vốn là một hoạt động có rủi ro. Tuy nhiên, mức trích lập dự phòng 12 tỷ đồng, không phải khoản lớn so với dư nợ BSC đang cho vay ký quỹ hiện hơn600 tỷ đồng(chiếm khoảng 2%).
Về việc có trích tiếp dự phòng trong năm 2015 hay không, đại diện của công ty cho biết việc trích lập dự phòng giảm giá cổ phiếu sẽ phải phụ thuộc vào giá cổ phiếu trên thị trường nên không đoán biết được. Công ty đã tính toán các khoản dự phòng khi xây dựng kế hoạch lợi nhuận.
Ngoài ra, vị cổ đông này cũng cho rằngkế hoạch thị phần môi giớikhông cải thiện so với năm trước, vẫn chỉ là 3,5%. Công ty có nên đặt kế hoạch với con số "đẹp" hơn không?
Giải đáp câu hỏi này, ông Huy cho biết mức thị phần 3,5% làm mức tối thiểu mà công ty đặt ra. Ngoài ra, công ty còn đề ra mục tiêu nằm trong Top 10 CTCK, đây là mục tiêu chính của công ty. Như trong quý I, các công ty chứng khoán phải có thị phần trên 4% mới nằm trong Top này. >>Xem thêm
Chia sẻ với các cổ đông về KQKD quý I năm nay, ông Huyty cho biết con số lợi nhuận trước thuế ước tính là khoảng 8 tỷ đồng. Như vậy, so với mục tiêu lợi nhuận năm 2015 là 98,1 tỷ đồng, hiện BSC hoàn thành gần 8,2% kế hoạch.
--------------
10h30:Đại hội nhất trí với tất cả các tờ trình, thông qua kế hoạch kinh doanh 2015 với 299 tỷ đồng doanh thu (giảm 43,5%), 98,1 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 30,2% so với năm trước); kế hoạch tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng