Đà giảm chững lại, VN-Index chưa 'thủng' mốc 600 điểm

(NDH) Lực bán chững lại vào cuối phiên giao dịch đã giúp đà giảm của hai chỉ số được hu hẹp lại đáng kể. Trong đó, chỉ số VN-Index vẫn duy trì được trên mốc 600 điểm. Thanh khoản thị trường vẫn đạt hơn 3.700 tỷ đồng.

Hết thời gian giao dịch, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 600,36 điểm, giảm 2,80 điểm (-0,46%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 145,1 triệu đơn vị, trị giá 2.595,24 tỷ đồng. Toàn sàn có 69 mã tăng, 150 mã giảm và 87 mã đứng giá.

Cuối phiên giao dịch, lực bán có phần chững lại, đà giảm của nhiều cổ phiếu lớn trên sàn HOSE đã thu hẹp đáng kể. Trong khi đó, các cổ phiếu như VIC, VCB, STB và MSN đã nhích lên trên mốc tham chiếu và giúp chỉ số VN-Index không bị tuột khỏi mốc 600 điểm. Trong đó, VIC tăng 600 đồng lên 49.400 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 2,7 triệu đơn vị. MSN tăng 1.000 đồng lên 83.500 đồng/CP và có thỏa thuận 1,27 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 104 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, các cổ phiếu lớn như GAS, SSI, BVH, KDC, FPT… đều đồng loạt giảm giá. GAS giảm 2.000 đồng xuống 104.000 đồng/CP. SSI giảm 200 đồng xuống 30.600 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 5 triệu đơn vị. KDC giảm mạnh 2.000 đồng xuống 58.000 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, FLC tăng trở lại 100 đồng lên 12.000 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 26 triệu đơn vị. Trong khi đó, các cổ phiếu như HAR, HQC, SAM, OGC, KBC… tuy vẫn hút được dòng tiền khá tốt nhưng đã đồng loạt giảm giá.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 90,74 điểm, giảm 0,75 điểm (-0,82%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 89,4 triệu đơn vị, trị giá 1.150,37 tỷ đồng. Toàn sàn có 77 mã tăng, 127 mã giảm và 163 mã đứng giá.

Tương tự như mã FLC, cuối phiên giao dịch, KLF đã tăng 500 đồng lên 14.200 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 24,9 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, sau khi công bố BCTC quý III/2013, với kết quả khá tích cực, mã PVX đã được kéo lên đứng ở mức giá tham chiếu và khớp lệnh hơn 15 triệu đơn vị.

Trong khi đó, các cổ phiếu có tính dẫn dắt như ACB, BVS, VCG, VND, SCR, PVS, PVC… đã đồng loạt giảm giá và vẫn khiến chỉ số HNX-Index giảm điểm.

Mã MSN được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 222.500 đơn vị. Các mã tiếp theo là JVC (215.290 đơn vị), VNE (197.660 đơn vị), SSI (141.200 đơn vị), KMR (126.300 đơn vị).

~~~

Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 598,26 điểm, giảm 4,90 điểm (-0,81%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 78,12 triệu đơn vị, trị giá 1.397 tỷ đồng. Toàn sàn có 34 mã tăng, 167 mã giảm và 105 mã đứng giá.

Phiên giao dịch sáng nay, trong nhóm VN-30 chỉ có ba mã còn duy trì được sắc xanh là STB, VCB và VIC, tuy nhiên đà tăng của 3 mã này chỉ ở mức thấp. Trong đó, VIC tăng 300 đồng lên 49.100 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 1,5 triệu đơn vị.

Chiều ngược lại, sắc đỏ đã bao trùm lên các cổ phiếu lớn khác là GAS, SSI, BVH, KDC, PVD… Trong đó, SSI giảm 400 đồng xuống 30.400 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 3 triệu đơn vị. GAS giảm 2.000 đồng xuống 104.000 đồng/CP. BVH giảm 500 đồng xuống 38.200 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu như FLC, ITA, KBC, PVT, SAM, OGC, HAR… đều đã đồng loạt giảm giá. Trong đó, FLC giảm nhẹ 100 đồng xuống 11.800 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 9,5 điểm.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 90,30 điểm, giảm 1,19 điểm (-1,30%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 57,22 triệu đơn vị, trị giá 704,98 tỷ đồng. Toàn sàn có 43 mã tăng, 119 mã giảm và 205 mã đứng giá.

Tương tự sàn HOSE, phiên giao dịch sáng nay, trong nhóm HNX-30 chỉ có 2 mã tăng giá là HMH và HUT. Trong đó, HUT tăng 100 đồng lên 13.800 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 2,5 triệu đơn vị.

Chiều ngược lại, các cổ phiếu có tính dẫn dắt như ACB, BVS, VCG, VND, SHB, PVS, SCR, PVX… đều đồng loạt giảm giá. Đáng chú ý, mặc dù có thông tin lãi ròng quý III đạt hơn 150 tỷ đồng, tuy nhiên mã PVX vẫn giảm 100 đồng xuống 6.500 đồng/CP và khớp lệnh hơn 11 triệu đơn vị. Trong khi đó, KLF cũng giảm 200 đồng xuống 13.500 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 16 triệu đơn vị.

Mã VNE được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 197.660 đơn vị (chiếm 27,7% tổng khối lượng giao dịch). Hiện VNE đứng ở mức giá 9.900 đồng/cp (0,0%), tổng khối lượng giao dịch đạt 713.170 đơn vị. Các mã tiếp theo là MSN (195.790 đơn vị), JVC (128.100 đơn vị), BVS (106.700 đơn vị), SSI (95.500 đơn vị).

~~~

Thông tin nhiều công ty chứng khoán cắt hoặc giảm margin, trong đó VND đã có thông báo tạm dừng giải ngân các khoản vay ký quỹ mới, việc này đã khiến tâm lý thị trường ở trong trạng thái khá tiêu cực.

Đợt 1, thị trường xác định giá mở cửa cho VN-Index tại mức 601,61 điểm, giảm 1,55 điểm (giảm 0,26%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,09 triệu đơn vị, trị giá 77,03 tỷ đồng.

Đến 09:29, chỉ số VN-Index đứng ở mức 600,15 điểm, giảm 3,01 điểm (-0,50%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,7 triệu đơn vị, trị giá 250 tỷ đồng.

Đầu phiên giao dịch, nhiều cổ phiếu lớn trên sàn HOSE như GAS, VIC, SSI, PVD, HAG… đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu và khiến chỉ số VN-Index giảm điểm. Trong đó, GAS giảm 1.000 đồng xuống 105.000 đồng/CP và là nhân tố chính đẩy chỉ số VN-Index giảm. Bên cạnh đó, VIC giảm nhẹ 100 đồng xuống 48.700 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, GMD, HSG và VSH là ba mã hiếm hoi còn duy trì được sắc xanh trong nhóm VN-30.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, mã FLC đang đứng giá tham chiếu và khớp lệnh được gần 2 triệu đơn vị. Trong khi đó, các cổ phiếu như PVT, SAM, KBC, HAR… đã đồng loạt giảm giá.

Trong khi đó, QBS vẫn tiếp tục tăng kịch trần và còn dư mua giá trần hơn 3,3 triệu đơn vị.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 90,97 điểm, giảm 0,51 điểm (-0,56%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,2 triệu đơn vị, trị giá 101 tỷ đồng.

Hiện tại, trong nhóm HNX-30 không có mã nào giảm giá. Trong khi đó, các cổ phiếu như ACB, BVS, KLS, VCG, SHB, SCR… đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Mã SCR đang giảm 400 đồng xuống 10.100 đồng/CP và khớp gần 1 triệu đơn vị. Được biết, SCR đã công bố BCTC hợp nhất quý III/2014 với kết quả khá tiêu cực, trong đó quý III, SCR kinh doanh dưới giá vốn và lãi ròng giảm tới 93,6% so với cùng kỳ năm trước.

KLF giảm 400 đồng xuống 13.300 đồng/CP và khớp lệnh được gần 5 triệu đơn vị.

Mã SHS được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 30.000 đơn vị (chiếm 15,5% tổng khối lượng giao dịch), trong khi bán ra 3.000 đơn vị. Hiện SHS đứng ở mức giá 12.500 đồng/cp (-0,8%), tổng khối lượng giao dịch đạt 193.700 đơn vị. Các mã tiếp theo là PVC (26.000 đơn vị), KMR (15.000 đơn vị), VNE (12.480 đơn vị), SSI (10.500 đơn vị).

Sự kiện đáng chú ý ngày 14/11:

CLC: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%.

HQC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2013 bằng tiền mặt (tỷ lệ 3%) và thực hiện quyền mua cổ phiếu (tỷ lệ 3:1).

OPC: Ngày GD không hưởng quyền phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 2:1.

PJC: Ngày GD 781.575 CP niêm yết bổ sung.

SKG: Ngày GD 2.524.938 CP niêm yết bổ sung.