Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm, thị trường điều chỉnh

Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm, thị trường điều chỉnh

(NDH) Các cổ phiếu dòng ngân hàng như BID, CTG, VCB, STB, MBB, SHB và EIB đã đồng loạt giảm giá.

Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 578,49 điểm, giảm 1,34 điểm (-0,23%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 80,4 triệu đơn vị, trị giá 1.268,23 tỷ đồng. Toàn sàn có 58 mã tăng, 123 mã giảm và 121 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 87,29 điểm, giảm 0,55 điểm (-0,63%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 43,28 triệu đơn vị, trị giá 520,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 48 mã tăng, 123 mã giảm và 192 mã đứng giá.

Về cuối phiên giao dịch, áp lực bán mạnh đã đẩy nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường đảo chiều giảm giá. Đáng chú ý, các cổ phiếu dòng ngân hàng như BID, CTG, VCB, STB, MBB, SHB và EIB đã đồng loạt giảm giá. Trong đó, BID đang giảm 400 đồng xuống 21.400 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,9 triệu đơn vị. MBB giảm 200 đồng xuống 13.800 đồng/CP và cũng khớp lệnh được hơn 1 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, sau khi làm trụ đỡ khá tốt giúp hai chỉ số duy trì được sắc xanh ở đầu phiên, tuy nhiên, tới cuối phiên sáng, các mã dầu khí là GAS, PVS, PVC… đã đảo chiều giảm trở lại. PVC giảm nhẹ 100 đồng xuống 26.700 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,2 triệu đơn vị. PVS giảm 200 đồng xuống còn 27.300 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị.

Chiều ngược lại, vẫn còn khá nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường như MSN, KDC, VCG, VND… duy trì được sắc xanh. Khép phiên sáng, KDC tăng mạnh 2.400 đồng lên 43.400 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, SHN vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Phiên sáng nay, cổ phiếu này tiếp tục tăng lên mức 18.900 đồng/CP và khớp lệnh gần 1,5 triệu đơn vị.

Trong khi đó, FDC tăng 100 đồng lên 17.100 đồng/CP và có thỏa thuận hơn 4,4 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 75,5 tỷ đồng.

Giao dịch trên thị trường phiên sáng diễn ra vẫn khá sôi động. Cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trên HOSE là FLC với 8 triệu đơn vị, đứng ở mức 9.300 đồng/cp (0,00%). Trên sàn Hà Nội, vị trí số 1 thuộc về mã KLF với 3,8 triệu đơn vị, đứng ở mức 7.900 đồng/cp (-4,82%).

Mã SSI được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 963.420 đơn vị (chiếm 35,9% tổng khối lượng giao dịch). Hiện SSI đứng ở mức giá 23.200 đồng/cp (+0,4%), tổng khối lượng giao dịch đạt 2.681.900 đơn vị. Các mã tiếp theo là KBC (430.470 đơn vị), HPG (297.050 đơn vị), EIB (133.640 đơn vị), PVD (123.120 đơn vị).


Thị trường đang chịu áp lực bán ra tương đối mạnh, điều này đã khiến hai chỉ số ở trong trạng thái rung lắc. Hiện giờ, các cổ phiếu lớn đang phân hóa rất mạnh. Đáng chú ý, mã KDC bất ngờ chạm mức giá trần, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1 triệu đơn vị.


Tại kỳ họp thứ 167 của OPEC thứ Sáu tuần qua, OPEC cho biết sẽ duy trì sản lượng tại mức 30 triệu thùng/ngày, hiện được xem là mức chuẩn thay vì mức sản xuất tối đa. Cụ thể, các nước thành viên OPEC đã sản xuất tổng cộng 30,8 triệu thùng dầu, nhiều hơn 2,3% so với mức chuẩn kể từ tháng 03/2015. Tâm lý tích cực sau cuộc họp của OPEC tuần trước đã hỗ trợ các cổ phiếu dòng dầu khí tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua.

Sang tới phiên giao dịch hôm nay, sau khi có những sự rung lắc nhẹ ở đầu phiên, thị trường đã ổn định trở lại, các cổ phiếu dòng dầu khí như GAS, PXS, PVS, PVC, PGS… đã đồng loạt tăng giá. Trong đó, PXS đã tăng mạnh 1.000 đồng lên 23.500 đồng/CP. PGS tăng 300 đồng elen 22.600 đồng/CP.

Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu ngân hàng như BID, CTG, ACB… cũng đã nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu.

Giao dịch trên thị trường hiện giờ diễn ra chưa thực sự sôi động như phiên trước. FLC đang đứng giá tham chiếu và có khối lượng khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt gần 2 triệu đơn vị. Trong khi đó, KLF cũng đứng giá tham chiếu và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 1,2 triệu đơn vị.

Đến 09:30, chỉ số VN-Index đứng ở mức 580,07 điểm, tăng 0,24 điểm (0,04%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 13,5 triệu đơn vị, trị giá 180,8 tỷ đồng.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 88,05 điểm, tăng 0,20 điểm (0,23%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,6 triệu đơn vị, trị giá 120,44 tỷ đồng.

Sự kiện đáng chú ý ngày 9/6/2015

MAS: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 3 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 35%.