Cổ phiếu ngân hàng ‘dìm’ chỉ số bất chấp nỗ lực của dòng dầu khí

(NDH) Một số cổ phiếu nóng như HHS, GTT, KSS, JVC… đã bị kéo xuống mức giá sàn.

Phiên giao dịch hôm nay, các cổ phiếu dòng dầu khí đã có những diễn biến tương đối tích cực. Các mã như GAS, PVD, PXS, PVS, PGS, PVC… đã đồng loạt tăng giá. Trong đó, GAS tăng 1.000 đồng lên 63.500 đồng/CP. PVS tăng 400 đồng lên 27.900 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2 triệu đơn vị. PVC tăng mạnh 1.400 đồng lên 28.100 đồng/CP và cũng khớp lệnh được hơn 2,4 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, bất chấp việc các cổ phiếu dòng dầu khí tăng mạnh, chỉ số VN-Index vẫn chưa thể tăng giá trở lại do áp lực giảm đến từ nhiều cổ phiếu lớn khác, đạt biệt là các cổ phiếu dòng ngân hàng. Phiên hôm nay, các cổ phiếu ngân hàng là CTG, VCB và EIB tiếp tục giảm giá. Trong đó, VCB giảm mạnh 900 đồng xuống 43.300 đồng/CP. CTG giảm 200 đồng xuống 19.400 đồng/CP và khớp lệnh gần 2,4 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn khác là BVH, CII, KDC, HAG… cũng đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Khép phiên giao dịch, CII giảm 300 đồng xuống 22.900 đồng/CP và khớp lệnh hơn 13 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một số cổ phiếu nóng như HHS, GTT, KSS, JVC… đã bị kéo xuống mức giá sàn.

Giao dịch trên thị trường phiên hôm nay vẫn diễn ra tương đối sôi động, tuy nhiên, thanh khoản thị trường đã tiếp tục giảm so với các phiên trước đó. Cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trên HOSE là FLC với 15,87 triệu đơn vị, đứng ở mức 9.400 đồng/cp (3,30%). Trên sàn Hà Nội, vị trí số 1 thuộc về mã KLF với 4,7 triệu đơn vị, đứng ở mức 7.700 đồng/cp (0,00%).

Hết thời gian giao dịch, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 574,10 điểm, giảm 0,37 điểm (-0,06%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 133,53 triệu đơn vị, trị giá 2.137,8 tỷ đồng. Toàn sàn có 98 mã tăng, 107 mã giảm và 96 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 87,50 điểm, tăng 0,45 điểm (0,52%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 54,67 triệu đơn vị, trị giá 688 tỷ đồng. Toàn sàn có 104 mã tăng, 80 mã giảm và 179 mã đứng giá.

Mã SSI được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1.741.220 đơn vị (chiếm 43,3% tổng khối lượng giao dịch). Hiện SSI đứng ở mức giá 23.200 đồng/cp (0,0%), tổng khối lượng giao dịch đạt 4.023.390 đơn vị. Các mã tiếp theo là KBC (590.000 đơn vị), HPG (320.140 đơn vị), HT1 (310.000 đơn vị), BVH (151.400 đơn vị).


Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 570,83 điểm, giảm 3,64 điểm (-0,63%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 68,9 triệu đơn vị, trị giá 1.112,93 tỷ đồng. Toàn sàn có 58 mã tăng, 133 mã giảm và 110 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 86,51 điểm, giảm 0,54 điểm (-0,62%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 34,75 triệu đơn vị, trị giá 419,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 70 mã tăng, 96 mã giảm và 197 mã đứng giá.

Phiên giao dịch sáng nay, các cổ phiếu dòng ngân hàng trên thị trường như BID, ACB, CTG, VCB, STB, VCB… tiếp tục bị bán mạnh và đều đồng loạt giảm giá. Những diễn biến tiêu cực từ các cổ phiếu ngân hàng đã khiến hai chỉ số bị ảnh hướng đáng kể. Khép phiên giao dịch, BID giảm 400 đồng xuống 20.800 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,6 triệu đơn vị. CTG giảm 400 đồng xuống 19.200 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. Tương tự VCB cũng giảm 700 đồng xuống 43.500 đồng/CP.

Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều cổ phiếu trụ cột trên cả hai sàn như BVH, KDC, LAS… đã chìm trong sắc đỏ. Mã HPG tăng mạnh 1.100 đồng lên 28.100 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2 triệu đơn vị.

Chiều ngược lại, trong khi thị trường chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh thì một số cổ phiếu dầu khí là PVS, PVC, PGS, PXS… đã đồng loạt tăng giá. Phiên giao dịch sáng nay, PVC tăng 600 đồng lên 27.300 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,6 triệu đơn vị. PVS tăng 200 đồng lên 27.700 đồng/CP và cũng khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, KSS tiếp tục giảm sàn, với lượng dư bán giá sàn vẫn đạt tới trên 5,7 triệu đơn vị. Trong khi đó, đà tăng của SHN vẫn chưa dừng lại, phiên sáng nay, SHN tăng mạnh 700 đồng lên 19.700 đồng/CP.

Cổ phiếu hiện giao dịch nhiều nhất trên HOSE là FLC với 5,7 triệu đơn vị, đứng ở mức 9.000 đồng/cp (-1,1%). Trên sàn Hà Nội, vị trí số 1 thuộc về mã KLF với 3 triệu đơn vị, đứng ở mức 7.700 đồng/cp (-0%).


Phiên hôm qua, hoạt động chốt lời được cho là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm khá sâu. VCSC cho rằng áp lực điều chỉnh có thể sẽ còn tiếp diễn trong đầu phiên giao dịch ngày mai và thị trường sẽ dần chuyển sang chiều hướng tích cực vào cuối phiên. Đồng thời, chúng tôi đánh giá đây là các nhịp điều chỉnh thông thường khi đồ thị giá tiến gần các mức kháng cự của xu hướng tăng và vùng hỗ trợ gần nhất của nhịp điều chỉnh là mức 570 của chỉ số VN-Index và 85.3 của chỉ số HNX-Index. Ngoài ra, mức độ rủi ro ngắn hạn vẫn còn ở mức thấp và thị trường vẫn đang trong giai đoạn “strong trend”.

Bước vào phiên giao dịch mới, sau khi lóe xanh một khoảng thời gian ngắn, cả hai chỉ số lại chịu áp lực bán mạnh và tiếp tục lùi xuống dưới mốc tham chiếu.

Đáng chú ý, các cổ phiếu ngân hàng như BID, CTG, VCB, ACB… tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh. Trong đó, ACB đang giảm 400 đồng xuống còn 21.500 đồng/CP. BID giảm 200 đồng xuống 21.000 đồng/CP. CTG giảm 200 đồng xuống 19.400 đồng/CP.

Trong khi đó, một số cổ phiếu lớn trên thị trường như GAS, MSN, PVC, PVS… đã đồng loạt tăng giá nhẹ. Trong phiên thứ Ba, giá dầu tăng hơn 3% khi kho dự trữ dầu của Mỹ tiếp tục giảm, thông tin này được cho là sẽ hỗ trợ tích cực cho nhóm cổ phiếu dòng dầu khí. Hiện tại, GAS đang tăng 500 đồng lên 63.000 đồng/CP. PVC tăng 200 đồng lên 26.900 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, mã KSS tiếp tục giảm sàn phiên thứ 3 liên tiếp và có dư bán giá sàn tới gần 5,6 triệu đơn vị. Thông tin liên quan đến việc Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty bị khởi tố là nguyên nhân khiến KSS bị bán tháo trong mấy ngày vừa qua.

Giao dịch trên thị trường đang diễn ra tương đối chậm, dòng tiền trên sàn HOSE đang tập trung chủ yếu vào các cổ phiếu vừa và nhỏ như JVC, HHS, HAI… Trong đó, sau 30 phút giao dịch, BAM là cổ phiếu duy nhất trên HNX khớp lệnh được trên 1 triệu đơn vị.

Đến 09:30, chỉ số VN-Index đứng ở mức 574,22 điểm, giảm 0,25 điểm (-0,04%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 12,4 triệu đơn vị, trị giá 212,1 tỷ đồng.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 86,78 điểm, giảm 0,27 điểm (-0,31%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,77 triệu đơn vị, trị giá 123 tỷ đồng.

Sự kiện đáng chú ý ngày 09/6/2015:

CVT: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức 2014 bằng tiền mặt (tỷ lệ 5%) và bằng cổ phiếu (tỷ lệ 10:2).

DNC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt (tỷ lệ 8%) và trả cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 15%).

GDT: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng cổ phiếu (tỷ lệ 15%) và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 5%).

HUT: GDT: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ12%.

PDN: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 7%.

PNJ: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức 2014 bằng tiền mặt (tỷ lệ 3%), bằng cổ phiếu (tỷ lệ 10:1) và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 10:2).

SD9: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 12%.

VMC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%.

Trong báo cáo mới đây, SSI Research cho biết,Thủ tướng đã giới thiệu tóm tắt các định hướng về chính sách của chính phủ cho năm 2015 và 2016-2020 ở Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ năm 2015, tổ chức tại Hà Nội ngày hôm qua. Dưới đây là những thông tin chính:

Thứ nhất, mục tiêu lạm phát phải thấp hơn 5%, không chỉ ở năm 2015 mà còn cho giai đoạn 2016-2020. Cùng với việc giảm thâm hụt ngân sách nhà nước 5% GDP trong năm năm tới và duy trì dự trữ ngoại hối ở mức 12 tuần nhập khẩu (tức là dự trữ ngoại hối sẽ tăng và tương ứng với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu - hay khoảng 15-20% mỗi năm) đóng góp một phần trong việc gia tăng niềm tin vào đồng tiền địa phương.

Thứ hai,kế hoạch tăng trưởng GDP cho giai đoạn 2016-2020 có thể được xác định là 6,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức mục tiêu 6,2% của năm 2015. Điều này cho thấy quyết tâm của chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng trong 5 năm tới. Xin được lưu ý rằng đại diện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không tuyên bố rõ mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2016 nhưng cho rằng những chính sách trong tương lai có thể giống như năm 2015. Ví dụ như tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với khả năng quản lý rủi ro hay tập trung cho vay đối với những lĩnh vực ưu tiên.

Tuy nhiên, kế hoạch tăng trưởng GDP cao hơn khiến nhiều chuyên gia dự đoán tăng trưởng tín dụng cũng sẽ lớn hơn trong năm tới.

Thứ ba, không có diễn biến hay thông báo nào về việc nới room cho cho ndt nước ngoài