Cuối phiên sáng, lực cầu bắt đáy có phần tăng trở lại đã giúp đà giảm của nhiều cổ phiếu được thu hẹp lại, điều này cũng giúp VN-Index chỉ còn giảm hơn 5 điểm.
Phiên sáng nay, tâm điểm thị trường tập trung vào mã GAS. Cổ phiếu này đã bị bán tháo mạnh và có thời điểm GAS đã chạm mức giá sàn. Tuy nhiên, tới cuối phiên sáng, đà giảm của GAS đã chững lại đáng kể. Khép phiên sáng, GAS giảm 4.000 đồng xuống còn 71.000 đồng/CP.
Tương tự, PVD cũng giảm tới 1.800 đồng/CP xuống còn 45.300 đồng/CP. Việc hai cổ phiếu trên lao dốc mạnh đã khiến tâm lý nhà đầu tư tỏ ra hoang mang, điều này cũng khiến nhiều cổ phiếu khác bị bán mạnh theo như VCB, MSN, KDC, HSG…
Chiều ngược lại, sắc xanh đã le lói xuất hiện trên một số cổ phiếu lớn như CII, DPM, STB, CTG… Trong đó, CTG chỉ tăng nhẹ 100 đồng lên 17.600 đồng/CP. STB tăng 200 đồng lên 19.200 đồng/CP.
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 561,98 điểm, giảm 5,45 điểm (-0,96%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 42,4 triệu đơn vị, trị giá 901,93 tỷ đồng. Toàn sàn có 86 mã tăng, 101 mã giảm và 121 mã đứng giá.
Giao dịch trên sàn HOSE phiên sáng nay vẫn diễn ra tương đối chậm, FLC vẫn là cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh mạnh nhất sàn này, đạt hơn 6,5 triệu đơn vị. Khép phiên sáng FLC tạm thời đứng ở mức giá tham chiếu (11.800 đồng/CP).
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 83,10 điểm, giảm 0,22 điểm (-0,26%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 20 triệu đơn vị, trị giá 251,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 47 mã tăng, 94 mã giảm và 228 mã đứng giá.
Phiên sáng nay, trong nhóm HNX-30 chỉ có 4 mã tăng giá là HUT, KLS, SD9 và VND. Trong khi đó, sắc đỏ đã bao trùm trên các cổ phiếu như VGS, VCG, PVS, PVC, LAS…
Giao dịch trên sàn HNX diễn ra rất ảm đạm, dòng tiền tiếp tục đứng ngoài. KLF là cổ phiếu duy nhất trên sàn này khớp lệnh được hơn 1 triệu đơn vị. Khép phiên sáng, KLF đứng giá tham chiếu (10.600 đồng/CP) và khớp lệnh được hơn 2,4 triệu đơn vị.
Mã DXG được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 784.780 đơn vị (chiếm 38,2% tổng khối lượng giao dịch). Hiện DXG đứng ở mức giá 18.100 đồng/cp (+2,8%), tổng khối lượng giao dịch đạt 2.055.880 đơn vị. Các mã tiếp theo là PDR (707.460 đơn vị), KBC (243.860 đơn vị), VIC (217.000 đơn vị), HT1 (205.750 đơn vị).
Mã PVS bị khối ngoại trên HNX bán ra nhiều nhất với 202.500 đơn vị (chiếm 21,3% tổng khối lượng giao dịch). Hiện PVS đứng ở mức giá 23.200 đồng/cp (-2,1%), tổng khối lượng giao dịch đạt 948.780 đơn vị. Các mã tiếp theo là TIG (67.700 đơn vị), SHB (51.000 đơn vị), HUT (50.000 đơn vị), VCG (38.000 đơn vị).
Diễn biến trên thị trường tiếp tục theo chiều hương tiêu cực, khá nhiều các cổ phiếu lớn đã lao dốc mạnh. Đáng chú ý nhất phải kể đến là GAS, cổ phiếu này đang giảm sàn, tức 5.000 đồng xuống còn 70.000 đồng/CP. Được biết, chỉ còn khoảng vài phiên giao dịch nữa là thời hạn mua cổ phiếu của của GAS sẽ kết thúc.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu tương tự GAS là PVD cũng đang giảm 2.500 đồng xuống còn 44.600 đồng/CP.
Sau ít phút dao dộng nhẹ quanh mốc tham chiếu, chỉ số VN-Index đã giảm điểm khá mạnh do một số cổ phiếu trụ cột như GAS, MSN, PVD... đã giảm giá khá sâu. Trong đó, GAS đang giảm 2.500 đồng xuống còn 72.500 đồng/CP. MSN giảm 2.000 đồng xuống 78.500 đồng/CP.
Việc một số cổ phiếu trụ cột trên giảm mạnh đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn, điều này cũng đã khiến sắc đỏ lan rộng hơn tới nhiều cổ phiếu lớn khác là VCB, KDC, STB...
Nhìn nhận về thị trường trong thời gian gần đây, VDSC cho rằng thị trường đang mất phương hướng và trong tâm lý chờ đợi phản hồi rõ ràng từ cơ quan điều hành về những thông tin vĩ mô như tỷ giá, lãi suất,… Tuy nhiên, theo kinh nghiệm theo dõi thị trường của chúng tôi, sau khi các quan ngại này được giải quyết, diễn biến thị trường sau đó sẽ cho thấy những đợt giảm điểm “đồng thuận” hiện tại chính là cơ hội cho NĐT tích lũy dần những cổ phiếu tốt với giá hợp lý.
Bước vào phiên giao dịch mới, tâm lý nhà đầu tư vẫn tỏ ra khá e dè sau phiên rung lắc rất mạnh hôm qua. Trong đó, chỉ số VN-Index đã tiếp tục giảm trở lại sau khi le lói tăng nhẹ ở những phút đầu của phiên giao dịch hôm nay.
Đến 09:37, chỉ số VN-Index đứng ở mức 565,83 điểm, giảm 1,60 điểm (-0,28%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,33 triệu đơn vị, trị giá 293 tỷ đồng.
Một số cổ phiếu lớn trên sàn HOSE là BID, BVH, CTG, VCB… đã đồng loạt tăng giá. Trong đó, BVH tăng 200 đồng lên 17.400 đồng/CP. CTG tăng 200 đồng lên 17.700 đồng/CP. VCB cũng tăng nhẹ 100 đồng lên 35.400 đồng/CP.
Chiều ngược lại, GAS, PVD, MSN… đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu và là nhân tố chính đẩy chỉ số VN-Index giảm điểm bất chấp nỗ lực kéo thị trường của các cổ phiếu lớn khác. Hiện giờ, GAS đang giảm 1.000 đồng xuống còn 74.000 đồng/CP. MSN giảm 1.000 đồng xuống 79.500 đồng/CP.
Giao dịch trên sàn HOSE đang diễn ra rất ảm đạm, sau 30 phút giao dịch vẫn chưa có mã nào khớp lệnh được trên 1 triệu đơn vị.
Tuy vậy, thị trường đã ghi nhận lệnh thỏa thuận 2,5 triệu cổ phiếu CTD ở mức giá sàn, tương ứng giá trị giao dịch là hơn 166 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 83,58 điểm, tăng 0,26 điểm (0,31%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,59 triệu đơn vị, trị giá 49,39 tỷ đồng.
Trái ngược so với sàn HOSE, một số cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX là PVX, PGS, SHB, VND, KLS… đã đồng loạt tăng giá và giúp kéo chỉ số HNX-Index lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, PGS đang tăng 300 đồng lên 20.100 đồng/CP. SHB tăng 100 đồng lên 8.500 đồng/CP.
Tuy nhiên, giao dịch trên sàn HNX cũng đang diễn ra rất ảm đạm, nhà đầu tư chưa mặn mà tham gia vào thị trường.
Sự kiện nổi bật ngày 25/3/2015
KKC: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%.
-------------
Kết thúc phiên giao dịch 25/3, chỉ số VNIndex đã về lại ngưỡng 560 khi mất tới 6,5 điểm, tương đương giảm 1,15%.
Mặc dù số cổ phiếu giảm (117 mã) không hơn nhiều số cổ phiếu tăng giá (100 mã), nhưng với việc giảm mạnh của cổ phiếu dòng Dầu khí, dẫn đầu là GAS và PVD, đã khiến cho thị trường chung mất điểm khá mạnh.
Tính trên toàn HOSE, tổng khối lượng giao dịch hôm nay đạt87,6 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch đạt 1,75 nghìn tỷ đồng.
Cổ phiếu GAS, mã có ảnh hưởng nhiều nhất tới chỉ số VNIndex, đã đóng cửa ở giá sàn 70.000 đồng/cp ( mất 5.000 đồng). Trên bảng giá chốt phiên vẫn còn 1 lượng lớn hơn 170 nghìn đơn vị dư bán tại mức giá này. Tính cả phiên thì GAS khớp được gần 1,3 triệu đơn vị (40% trong số này khớp ở mức giá sàn).
Mã dầu khí khác, cổ phiếu PVD cũng giảm rất mạnh khi mất 3.100 đồng và đóng cửa ở mức 44.000 đồng/cp (cao hơn giá sàn 1 line). Cùng với GAS và PVD, một số cổ phiếu cùng nhóm ngành như PET, PXT, PXL cũng đều giảm sâu, ở mức sàn hoặc trên giá sàn chút ít.
Có thể khẳng định cổ phiếu nhóm Dầu khí là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm phiên hôm nay.
Các bluechip khác hôm nay đa phần tăng giảm trong biên độ hẹp. Cổ phiếu Ngân hàng hôm nay ghi nhận 1 phiên tăng giá khá đồng đều, khi duy chỉ có Eximbank mất điểm.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 83,15 điểm, giảm nhẹ 0,17 điểm. Theo hiệu ứng từ HOSE, các cổ phiếu cùng ngành Dầu khí là PVS, PVC hay PVB hôm nay cũng giảm mạnh.
Cụ thể PVS mất 1.300 đồng giảm xuống 22.400 đồng/cp, PVC giảm 500 đồng xuống 22.500 đồng/cp, còn PVB mất tới 2.100 đồng giảm xuống 32.600 đồng/cp.
Các cổ phiếu khác còn lại tại đây đa phần tăng giảm nhẹ và ít có biến động lớn trong cả phiên.