Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/9

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 12/9 của các công ty chứng khoán.

PXS: Hấp dẫn so với mức tăng trưởng kép

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 tăng 290% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 58,4% kế hoạch năm. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu thuần của PXS đạt 880 tỷ đồng, tăng 133% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 62,9% chủ yếu là do trong kỳ PXS ghi nhận 532 tỷ đồng doanh thu từ Dự án chân đế và đầu giàn P3/P4.

Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộ p thu hẹp từ 21,7% 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 15,1% 6 tháng đầu năm 2014. Ban lãnh đạo công ty lý giải biên gộp thấp là do PXS đảm nhận phần việc mua sắm vật tư, thiết kế bản vẽ và xây lắp trên bờ cho dự án P3/P4 - xây dựng nhà giàn DK1 ở Trường Sa ngầm do Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư đặc thù là có biên gộp thấp.

Chi phí tài chính ròng giảm 47,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 18,5 tỷ đồng do lãi suất giảm (Ban lãnh đạo cho biết hiện lợi suất vay VND bình quân của PXS rất thấp, chỉ khoảng 5%). Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, tỷ lệ Chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thu hẹp từ 7% 6 tháng đầu năm 2013 còn 4,1% 6 tháng đầu năm 2014. Lợi nhuận sau thuế đạt 61,3 tỷ đồng, tăng 290%n/n, hoàn thành 58,4% kế hoạch năm.

Triển vọng kinh doanh 2014 khả quan. Năm 2014, PXS triển khai 9 dự án xây lắp với tổng doanh thu có thể ghi nhận là 1.849 tỷ đồng, tăng 79% so với 2013. Trong nửa cuối 2014, phần lớn doanh thu đến từ dự án làm khối thư ợng tầng Thái Bình (241 tỷ đồng), Nhiệt điện Thái Bình II (200 tỷ đồng), Chân đế Hàm Rồng (200 tỷ đồng) và dự án H5 (113 tỷ đồng) sẽ được ghi nhận.

Chúng tôi ước tính biên gộ p sẽ tăng đáng kể trong nửa cuối 2014 (Biên gộp khoảng 20%) do dự án P3/P4 có biên gộp thấp đã hoàn thành trong nửa đầu năm nay. Chúng tôi thận trọng ước tính lợi nhuận sau thuế 2014 của PXS đạt khoảng hơn 160 tỷ đồng tăng 111% so với cùng kỳ.

Triển vọng dài hạn tốt. Theo kế hoạch của PVN, trong năm 2014, tập đoàn sẽ đầu tư 100,4 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với th ực hiện năm 2013. Chúng tôi cho rằng đây là chất xúc tác rất lớn đối với tăng trưởng của các công ty trong ngành dầu khí nói chung và ngành xây lắp dầu khí nói riêng.

Năm 2015, PXS ước có thể ghi nhận doanh thu 2.622 tỷ đồng, tăng 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài các dự án đang thực hiện (xem bảng), PXS sẽ triển khai thêm 3 dự án mới là Nghi Sơn (dự kiến khoảng hơn 900 tỷ đồng), P5 & P6 (chân đế & khối thượng tầng) và 1 dự án nước ngoài.

Ngoài ra, Dự án nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô tại tỉnh Phú Yên đã được khởi công vào đầu tháng 9 với tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD do liên doanh Techno Star (Anh) - Telloil (Nga) làm chủ đầu tư.

Hiện chưa có thông tin doanh nghiệp nào sẽ được tham gia vào gói thầu xây dựng nhà máy này nhưng chúng tôi cho rằng PXS sẽ là 1 trong 3 doanh nghiệp (PVS, PXS, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam -Lilama) có khả năng sẽ được tham gia gói thầu.

Lợi thế nhờ đối tác chiến lược mới. Cuối năm 2013, MCPECOM (Singapore) chính thức trở thành cổ đông chiến lược của PXS, nắm giữ khoảng 10% cổ phần của PXS.

MCPECOM là doanh nghiệp Singapore, có thế mạnh trong mảng Thiết kế Mua sắm - Chế tạo và Lắp đặt (EPCI) các công trình công nghiệp dầu khí.

McPECOM có kinh nghiệm thi công quốc tế tại nhiều quốc gia trên thế giới cho các hãng dầu khí như: Exxon Mobile, ESSO Australia, Conoco Phillips, British Petroleum, Mc Dermott Far East Inc, các dự án tại Trung Đông và các dự án tại Ai Cập. Chúng tôi kỳ vọng MCPECOM sẽ hỗ trợ PXS về mặt kỹ thuật chuyên môn cũng như tăng cường hiện diện của PXS ra thị trường quốc tế trong thời gian tới.

Định giá vẫn hấp dẫn. P/E 2014 và 2015 ước lần lượt là 10,8 lần và 9 lần, thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành trong khu vực khoảng 14,5x. Với mức P/E này chúng tôi vẫn cho rằng PXS vẫn còn hấp dẫn so với tăng trưởng kép (CAGR) EPS bình quân trong 2 năm tới ư ớc tính hơn 40%/năm.

HT1: Lợi nhuận vẫn ở mức thấp so với quy mô vốn

CTCK MB (MBS)

HT1 Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xi măng và clinker ở Việt Nam. Hiện nay, HT1 đang vận hành 2 nhà máy và 4 trạm nghiền với tổng công suất thiết kế khoảng 7.300.000 tấn xi măng/năm. Các nhà máy của HT1 có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ chủ yếu ở miền nam đặc biệt là Thành Phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, khu vực chiếm 65% tổng lượng xi măng bán ra của HT1.

Doanh thu 6 tháng đầu năm tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng khoảng 9.4% so với cùng kì năm trước. Với sự phục hồi từng bước của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bất động sản nói riêng, nhu cầu tiêu thụ xi măng được mong đợi sẽ tăng mạnh từ cuối năm 2014.

Doanh thu của HT1 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ sự phục hồi của nền kinh tế. Hiện tại, HT1 đang vận hành khoảng 70% công suất thiết kế do đó Công ty vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng sản lượng mà không phải đầu tư thêm.

Sau khi phát hành 120 triệu cổ phiểu để cấn trả 1,200 tỷ nợ cho Tổng công ty công nghiệp Xi Măng Việt Nam (Vicem) vào cuối 2013, HT1 đã giảm được một phần đáng kể gánh nặng lãi vay. Do vậy, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 đạt 13.2 tỷ tăng mạnh so với cùng kỳ.

Tuy vậy, lợi nhuận của HT1 vẫn ở mức khá thấp so với quy mô vốn của Công ty do gánh nặng lãi vay và chi phí bán hàng và quản lý còn khá lớn. Thêm vào đó, 42% các khoảng nợ dài hạn của Công ty hiện nay được vay bằng đồng EURO nên rủi ro biến động tỷ giá EURO/VND của HT1 là khá cao.

LCG: Khuyến nghị mua vào

CTCK BIDV (BSC)

Lũy kế 6 tháng đầu năm, LCG đạt doanh thu 436,1 tỷ (+524% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế 13,2 tỷ (cùng kỳ lỗ 60,2 tỷ), hoàn thành 66% kế hoạch lợi nhuận. Tăng trưởng doanh thu đến chủ yếu từ gói thầu đường chính và thoát nước công cộng khu Bắc Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (đóng góp 350 tỷ đồng doanh thu), dự án bệnh viên II Lâm Đồng (đóng góp 86 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lỗ từ các công ty liên kết giảm xuống 96,7 triệu trong khi cùng kỳ lỗ 33 tỷ cũng góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của công ty.

Mảng xây dựng: Chúng tôi dự báo mảng xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh trở lại với doanh thu cả năm 2014 đạt 1175,73 tỷ đồng (+413% so với năm ngoái), lợi nhuận gộp 148 tỷ đồng (tăng gần 6 lần so với cùng kỳ). Cơ sở cho dự báo dựa vào việc ghi nhận doanh thu từ những công trình sẽ thực hiện trong năm 2014 với giả định 2 công trình Formusa và bệnh viện Lâm Đồng II sẽ ghi nhận đầy đủ theo kế hoạch trong khi các dự án còn lại chúng tôi thận trọng chiết khấu 10% so với kế hoạch của công ty.

Mảng bất động sản: Mảng bất động sản dự báo tiếp tục sẽ không đóng góp nhiều đến doanh thu của LCG trong năm 2014, do các dự án lớn như khu dân cư Hiệp Thành, Long Tân GĐ 3, Lý Thường Kiệt vẫn chỉ đang trong giai đoạn đền bù, hoặc hoàn chỉnh thiết kế. Dự án dự án Sky Park Resindence sẽ được chuyển nhượng cho tổng công ty xây dựng Thanh Hóa với giá 143,5 tỷ vào quý III hoặc quý IV .

Tình hình các dự án: 2 dư án khu dân cư Hiệp Thành và chung cư Nam An sẽ được mở bán trong năm 2015. Chúng tôi đánh giá cao triển vọng tiêu thụ của 2 dự án này là do đây là các dự án thuộc phân khúc trung bình, căn hộ có thiết kế 40-50 m2, giá bán khoảng 600 triệu/căn.

Rủi ro lớn nhất với LCG là khả năng thua lỗ từ công ty sinh học nhiên liệu Phương Đông và đây là yếu tố có thể thể làm giảm đáng kể lợi nhuận của LCG. Mặc dù loại xăng E5 sẽ được bán trên 7 tỉnh thành tại khu vực phía Nam từ tháng 12/2014, chúng tôi cho rằng triển vọng tiêu sản phẩm xăng sinh học E5 trong thời gian tới sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn.

Quan điểm đầu tư: Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu LCG với giá mục tiêu 11.364 đồng (tăng 31% so với mức giá hiện tại), dựa trên 2 phương pháp P/E và NAV. Năm 2014 được xem như năm bản lề, đánh dầu sự chuyển biến trong hoạt động kinh doanh của LCG với những công trình lớn đang thi công như Formusa, bệnh viện Lâm Đồng II...

Về dài hạn, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn còn rất lớn, với vị thế là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng và từng tạo được uy tín tốt với các chủ đầu tư khi đã từng tham gia nhiều công trình xây dựng lớn, tiềm năng tăng trưởng của LCG trong các năm tới được chúng tôi đánh giá cao.