Giá thấp, cổ tức cao
Ngày 10/6, là ngày đăng ký cuối cùng CTCP Phân bón Miền Nam (SFG) chi trả cổ tức năm 2014 bằng tiền với tỷ lệ 20%. Với mức giá 17,600đ/CP SFG thuộc nhóm giá mềm, cổ tức cao.
Trước SFG nhiều DN đã chốt quyền chi trả cổ tức khá ấn tượng như khoản cổ tức năm 2014 với tỷ lệ 50% chi trả bằng tiền mặt của VBC, ngày GDKHQ là 18/5; khoản cổ tức tiền mặt tỷ lệ 40% của CAP. Trong số 50 doanh nghiệp chốt quyền chi trả cổ tức nửa cuối tháng 5 có 2 doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là ST8 và PET với tỷ lệ lần lượt là 20% và 19%.
Một khoản chi trả cổ tức rất đáng chú ý trong nửa đầu tháng 6/2015 là CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (TTB). Sau khi có thông báo ngày đăng ký cuối cùng chia cổ tức 22% bằng tiền và cổ phiếu ( ngày 10/6/2015), thanh khoản của TTB tăng đột biến lên trên 300 nghìn đơn vị. Với mức giá 15.000đ/CP, theo một số nhà đầu tư thì đây là lựa chọn không tồi.
Ông Phùng Văn Bộ, Chủ tịch HĐQT TTB cho biết 6 tháng đầu năm công ty đạt 9 tỷ lợi nhuận sau thuế, có thể hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 20 tỷ và chi trả cổ tức 15% trên vốn điều lệ mới theo nghị quyết ĐHCĐ 2015 ( TTB dự kiến tăng vốn từ 35 tỷ đồnglên 70 tỷđồng bằng việc phát hành tỷ lệ 1:1 giá 10.000đồng/cổ phiếu cho cổđông hiện hữu)
Ít sóng nênđỡ rủi ro
Theo ông Ngô Vinh Anh, một nhà đầu tư chuyên đầu tư các cổ phiếu“giá trị”, thường nhắm tới cổ phiếu trả cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng và có giá từ 10 đến 20.000đ/CP.
Theo ông Vinh Anh, các cổ phiếu này thường có thanh khoản thấp, mỗi năm chỉ có 2 sóng vào các dịp trước thềm đại hội cổ đông và chốt quyền trả cổ tức. Giá thường tăng mạnh vào những ngày gần diễn ra sự kiện. Theo ông, đầu tư những cổ phiếugiá thấp, trả cổ tức cao khá an toàn do ít chịu tác động của biến động thị trường do lượng CP giao dịch hạn chế.
“Đầu tư những cổ phiếu này không phải ai cũng phù hợp vì nó không có sóng mạnh lên xuống thất thường. Tuy nhiên mua xong có thể cất tủ đi chơi mà không cần bận tâm” –ông Vinh Anh chia sẻ
Còn theo ông Hà Việt Lâm tại sàn Agriseco,thường nghiên cứu những cổ phiếu vừa qua giai đoạn khó khăn bắt đầu hồi phục, chi trả cổ tức ở mức vài % và giá dưới mệnh giá. Theo ông Lâm, mua những cổ phiếu này rủi ro giảm giá sâu khá thấp do chưa tăng là bao trong khi lợi tức cao hơn lãi suất ngân hàng.
Trên thị trường đang tồn tại nghịch lý, nhiều cổ phiếu tốt trả cổ tức cao nhưng giá lại khá "mềm". Điều này được các chuyên gia giải thích bằng ít nhất 3 nguyên nhân.
Một là, các DN này hoạt động ổn định, ít tăng vốn, triển khai dự án, không có hoạt động mua bán – sáp nhập nên không có sóng, không thu hút được dòng tiền.
Hai là lãnh đạo DN cũng không thực sự quan tâm đến thanh khoản của CP nên để mặc thị trường quyết định. Trường hợp này thường rơi vào các DN nhà nước cổ phần hóa nhưng tỷ lệ nắm giữ của nhà nước vẫn còn lớn.
Ba là công tác truyền thông tại các DN yếu, nhiều khi “làm được nhưng không nói được” nên không thu hút được các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, dù nguyên nhân nào đi nữa thì rõ ràng các cổ phiếu “ăn chắc, mặc bền” thị giá thấp cổ tức cao vẫn có sự hấp dẫn riêng với nhà đầu tư bên cạnh các cổ phiếu đầu cơ, cổ phiếu bluechip trên thị trường.