Cả gan vay thầy giáo 170 triệu để lập nghiệp, nay thành tỷ phú vạn người ngưỡng mộ
Tỷ phú trẻ nhất Thái Lan kiếm bộn tiền nhờ rong biển sấy
Sự thật ít biết từ hai cuộc hôn nhân của tỷ phú Warren Buffett
Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, tình hình kinh tế nước Nga suy thoái, chàng sinh viên Dennis Shtengelov phải bỏ buôn hạt hướng dương cho những tiểu thương ở phố Tomsk để kiếm sống qua ngày. Anh hiểu rằng người dân vẫn có nhu cầu ăn vặt nhưng không thể chi quá nhiều tiền vào thói quen này như trước nữa.
Từ đó, Dennis nung nấu ý định thành lập một công ty chuyên cung cấp đồ ăn nhẹ với nhiều hương vị, mức giá phải chăng, chỉ hơn 1 USD (tương đương 22 nghìn VNĐ)/sản phẩm.
Tỷ phú Dennis Shtengelov
Năm 1997, Dennis thành lập KDV, bất chấp tình hình suy thoái nặng nề của nền kinh tế nước Nga. Một thời gian ngắn sau đó, công ty của anh đã vượt mặt những ông lớn tại thị trường đồ ăn vặt nội địa như Frito – Lay và Mondelez International Inc, vươn lên thành thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất với chất lượng sản phẩm tuyệt vời và mức giá vô cùng phải chăng.
Để có thể tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, Dennis đã kết nối các doanh nghiệp liên quan, tạo ra một chuỗi cung ứng, bao gồm các trang trại bò sữa, nhà máy sản xuất socola, đường…Đây là một sách lược vô cùng thông minh, giúp ông duy trì mức giá tối thiểu cho các sản phẩm của mình.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Nga, ngay cả khi lạm phát tăng vọt, đạt mức đỉnh điểm gần 17% các đây 2 năm, KDV vẫn tiêu tốn ít hơn 24% phí sản xuất cho mỗi kg đồ ăn nhẹ, khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.
Alexander Ageev, người từng hợp tác với Shtegelov cho biết: “Dennis luôn biết mình muốn gì. Anh ấy nắm được toàn bộ quy trình kinh doanh của mình và hiểu rất rõ về nhu cầu của thị trường. Trong khi các công ty khác liên tục tăng giá, KDV lại tìm mọi cách cắt giảm chi phí một cách tối đa, để giá thấp nhất cho mỗi sản phẩm của mình”.
Sản phẩm hạt hướng dương của công ty KDV
Hiện tại, khi nền kinh tế nước Nga đã hồi phục, thu nhập bình quân đầu người đang dần tăng lên, người dân vẫn có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Họ không ngại mua hàng từ các thương hiệu bình dân và giảm tối đa nhu cầu mua hàng hiệu hay các sản phẩm đắt đỏ. Chính vì vậy, các sản phẩm của KDV vẫn luôn được người tiêu dùng ưu tiên hàng đầu.
Định hướng đúng đắn trong kinh doanh đã giúp khối tài sản của Dennis tăng lên nhanh chóng. Mới đây, anh đã trở thành tỷ phú tại Nga với khối tài sản lên tới 1 tỷ USD. Anh đang nắm trong tay hơn 350 sản phẩm đồ ăn vặt, thuộc 20 thương hiệu khác nhau.
Các chuyên gia tài chính tại Nga nhận định, trong 3 năm tới, KDV có thể vươn lên lãnh đạo thị trường đồ ăn vặt trong nước. Với mô hình kinh doanh hiện đại, chắc chắn Dennis còn gặt hái nhiều thành công.