Chiều ngày 17/7, Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - mã HNG) tổ chức roadshow giới thiệu công ty trước ngày niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán vào ngày 20/7 tới đây.
HNG là công ty con của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, thành lập năm 2010 với các ngành nghề ban đầu là trồng và chế biến mủ cao su tại 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Năm 2012, công ty triển khai xây dựng cụm công nghiệp mía đường và bắt đầu trồng dầu cọ tại Lào và Campuchia.
Năm 2014, công ty bước sang lĩnh vực mới là chăn nuôi bò thịt và sữa, với thị trường tiêu thụ chủ yếu là Việt Nam, thông qua các đối tác tiêu thụ trong nước, nổi bật là Vissan. Với bò sữa, HNG cung cấp sữa nguyên liệu cho nhà máy Nutifood.
Mảng Cao su
Theo trình bày của Tổng giám đốc HNG, đến hết 30/6/2015 công ty đã hoàn tất trồng gần 38.500 ha cao su, với năng suất bình quân 2,2 - 2,5 tấn mủ/ha. Riêng về cao su sẽ không mở rộng thêm diện tích.
Diện tích cao su định hình đi vào khai thác sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, đi kèm là năng suất và sản lượng tăng lên. Tuy nhiên giá cao su đang ở mức rất thấp, công ty cũng đã có các giải pháp đối phó với giá cao su thấp như chi phí nhân công (tổ chức khoán theo số lượng mủ cạo ra, vừa đảm bảo thu nhập lại vừa tiết kiệm chi phí, tăng năng suất).
Cọ dầu
Công ty đang gấp rút xây dựng nhà máy, đầu năm 2016 sẽ đưa vào vận hành. Diện tích cây cọ dầu hiện đã trồng được 30.000 ha, nhưng diện tích sẽ đi vào thu hoạch 100% vào năm 2019, khi đó sẽ tạo dòng tiền lớn cho công ty. Sản phẩm chính của cọ dầu là dầu cọ thô từ quả và tinh dầu cọ.
Diện tích trồng cọ dầu chiếm tới 34% tổng quỹ đất mà HAGL có nên công ty không mở rộng thêm nữa.
Chăn nuôi bò
Công ty có kế hoạch phát triển đàn bò thịt lên 200.000 con trong năm nay. Đối với bò sữa, công ty sẽ nhập 10.700 con trong năm nay và 10.000 con nữa trong năm 2016.
Đến nay công ty đã nhập về 86.000 bò thịt và 5.382 bò sữa. Trong nửa cuối năm, nguồn thu từ bò, đặc biệt là bò thịt sẽ rất lớn.
Mía đường
Công ty đã hoàn tất trồng 6.000 ha mía nguyên liệu với nhà máy công suất ép 7.000 tấn ngày và nhà máy nhiệt điện công suất 30 MW, tận dụng nguồn bã mía. Năm 2015 HAGL bắt đầu nhập khẩu đường về tiêu thụ tại Việt Nam, đã được Bộ Công thương cho hạn ngạch nhập 50.000 tấn.
Trong tháng 6, Bộ Công thương 2 nước đã ký xong hiệp định biên mậu giữa 2 nước. các sản phẩm của Agrico sản xuất ở Lào hầu hết được tiêu thụ ở Việt Nam mà không gặp bất kỳ rào cản nào. Đây là sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ hai nước đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực biên mậu.
Triển vọng tài chính
Công ty kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong doanh thu và lợi nhuận trong năm 2015 và 2016. Tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận trong hai năm này lớn nhất vẫn là bò thịt, sau đó là mía đường và bò sữa, tiếp đến là cao su và cọ dầu.
Kế hoạch năm 2015 doanh thu thuần sẽ khoảng 6.174 tỷ đồng, tăng 179% so với năm 2015 và năm 2016 sẽ tăng 57% so với 2015 lên 9.685 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế năm nay dự kiến đạt 1.500 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Lợi nhuận năm 2016 sẽ tăng hơn gấp đôi năm nay lên 3.100 tỷ đồng.
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm nay dự kiến là 17% và năm sau là 25%.
Cổ tức sẽ tùy quyết định của cổ đông tuy nhiên ban lãnh đạo đề ra chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10% trong năm 2015 và 15% trong năm 2016.
Công ty kỳ vọng những gì khi đặt chỉ tiêu kinh doanh 2016 cao như vậy, tới lợi nhuận 3.100 tỷ đồng? Mía đường đang bị quan ngại khá nhiều bởi giá cạnh tranh trong khu vực (ví dụ Thái Lan), công ty có hướng đi như thế nào với mảng này?
Ông Võ Trường Sơn trả lời: Kế hoạch kinh doanh 2016, yếu tố góp phần tạo doanh thu lợi nhuận chủ yếu đến từ chăn nuôi bò (tăng gấp đôi so với 2015), các ngành khác như cao su, cọ dầu chúng tôi không kỳ vọng nhiều. Riêng ngành mía đường ổn định với 6.000 ha, lợi nhuận sẽ tương đương 2015.
Về lợi thế giữa HAGL và các đối tác khác như là Thái Lan, Braxin. So với Thái Lan,, HAGL có quy mô và đất, địa điểm có lợi hơn Thái Lan. ở Thái Lan có quy mô sản xuất lớn nhưng không thể nào có được 6.000 ha tại một địa điểm như ở HAGL.
Chẳng hạn Thái Lan bán đường qua Việt Nam sẽ phải tốn chi phí vận chuyển nên HAGL vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn.
Để phát triển 4 mảng kinh doanh, vốn đầu tư HAGL cần là bao nhiêu? Tổng lợi nhuận trước thuế năm sau cao gấp đôi năm trước nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại chỉ tăng từ 17% lên 25%, công ty có kế hoạch phát hành cổ phiếu thêm như thế nào? Câu chuyện tiếp theo của HAGL sau năm 2016 sẽ là gì khi mà công ty mỗi năm đều có những thay đổi rất khó lường?
Ông Võ Trường Sơn: Về chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Lợi nhuận và doanh thu chủ yếu đến từ ngành chăn nuôi bò. Lợi nhuận của ngành ngày là 13 triệu đồng/40 triệu đồng. Vòng quay vốn của ngành này là 6 - 8 tháng, nên giúp cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao.
Kế hoạch tăng vốn, HAGL đặt hướng mở là sau khi niêm yết sẽ tìm đối tác chiến lược phù hợp với HAGL, để phát hành cổ phiếu cho họ
Về nguồn vốn đầu tư cho 2015, 2016, đối với ngành trồng trọt, về cơ bản HAGL đã hoàn thành, trong đó cao su chỉ cần chăm sóc là đi vào thu hoạch tối đa sau vài năm nữa, cọ dầu năm nay sẽ tốn chi phí trồng vì cuối năm mới hoàn thành.
Riêng chăn nuôi bò không khó để quay vòng vốn, các ngân hàng trong nước đều sẵn sàng cho vay vì họ có thể thu hồi vốn rất nhanh.
Kết quả kinh doanh quý 1 khá thấp, vì sao công ty kỳ vọng lợi nhuận cả năm tới 1.500 tỷ đồng?
6 tháng đầu năm công ty dự kiến đạt 597 tỷ đồng LNTT, trong 6 tháng cuối năm đạt 900 tỷ chủ yếu đến từ chăn nuôi bò. Trong quý 4/2014 chăn nuôi bò bắt đầu, quý 2/2015 đã xuất bán được 18.000 con bò từ dự án bên Lào. Trong 6 tháng cuối năm nay sẽ xuất bán 60.000 con, lợi nhuận trên 800 tỷ đồng. Sau khi bù trừ các khoản lỗ, khoản chi phí, sẽ đạt lợi nhuận khoảng 900 tỷ đồng.
Sắp tới TPP được ký kết sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường Việt Nam và công ty?
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết, khi TPP ra đời sẽ có ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp Việt Nam. Với nông dân thì sẽ ảnh hưởng vì cạnh tranh yếu. Còn HAGL thì lạc quan, công ty đang du nhập các thiết bị, lựa chọn các công ty tư vấn, các chuyên gia hàng đầu để đưa công nghệ, kỹ thuật về hỗ trợ hoạt động.
HAGL có quỹ đất rất lớn tới 88.000 ha để trồng trọt, trong đó có 13.000 ha cho trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Với các công nghệ hiện đại, công nghệ hàng đầu, quỹ đất lớn, HAGL tự tin khẳng định không thể để các bên khác vượt qua trong cạnh tranh.
Tóm lại, HAGL không ngại, thậm chí không quan tâm khó khăn khi TPP ra đời mà còn rất thích. Ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc chi phí chăn nuôi rất cao, họ phải dự trữ thức ăn do thời tiết khắc nghiệt. Nếu TPP ra đời, công ty có thêm cơ hội để xuất khẩu khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn.
Nguồn cung bò thịt lớn như vậy có khả năng tiêu thụ hết hay không? Trước đây kí kết với Nutifood nhưng hiện tại lại xuất hiện cái tên Vinamilk, vậy công ty giải thích gì về yếu tố này?
Ông Đức trả lời:
HAGL sẽ có đàn bò 300.000 con vào năm 2016, 2017. HAGL đã nghiên cứu rất kỹ, riêng thị trường bò thịt chưa bao giờ có khái niệm hạ giá (20 năm trở lại đây). Riêng 2015 thị trường nông sản thế giới đi xuống nhưng giá bò thịt vẫn không xuống. Điều đặc biệt nữa là năm 2015 Việt Nam chắc chắn sẽ nhập 1 triệu con bò từ Úc, từ Thái Lan. Ngoài ra còn nguồn bò nhập từ đường tiểu ngạch, chủ yếu từ Thái Lan.
Các cửa khẩu Cầu Treo, Lao Bảo, An Giang…cho thấy chúng ta nhập không dưới 1 triệu con bò.
Thị trường tiêu thụ của chúng ta tăng 10 - 15%. Tiêu thụ thịt bò ở Việt Nam hiện rất thấp, thấp hơn cả Lào và dư địa rất lớn.
HAGL đưa ra 300.000 con bò là chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Việt Nam nói riêng sẽ cần nhiều hơn nữa thịt bò để tiêu thụ, dù rằng HAGL tham gia thị trường.
Ông Đức cho rằng tiêu thụ thịt bò chắc chắn sẽ ở xu hướng tăng trong thời gian tới. HAGL đã tính toán kỹ, với chi phí hiện tại và giá thành, dù giá có giảm thì cũng HAGL vẫn ổn.
Còn việc tại sao chọn Nutifood mà không chọn đơn vị khác, ông Đức cho biết trong năm 2012 công ty đã chọn Vissan và Nutifood để hợp tác.
Nutifood là đơn vị độc quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa của HAGL. Hai bên cam kết nội bộ rất đặc biệt, thiếu HAGL thì Nutifood sẽ chết và ngược lại.
Về bò thịt, cuối năm nay HAGL sẽ ra thương hiệu "Bò Gia Lai" có đăng ký bản quyền, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo hộ.
Công ty kỳ vọng những gì khi đặt chỉ tiêu kinh doanh 2016 cao như vậy, tới lợi nhuận 3.100 tỷ đồng? Mía đường đang bị quan ngại khá nhiều bởi giá cạnh tranh trong khu vực (ví dụ Thái Lan), công ty có hướng đi như thế nào với mảng này?
Ông Võ Trường Sơn trả lời: Kế hoạch kinh doanh 2016, yếu tố góp phần tạo doanh thu lợi nhuận chủ yếu đến từ chăn nuôi bò (tăng gấp đôi so với 2015), các ngành khác như cao su, cọ dầu chúng tôi không kỳ vọng nhiều. Riêng ngành mía đường ổn định với 6.000 ha, lợi nhuận sẽ tương đương 2015.
Về lợi thế giữa HAGL và các đối tác khác như là Thái Lan, Braxin. So với Thái Lan,, HAGL có quy mô và đất, địa điểm có lợi hơn Thái Lan. ở Thái Lan có quy mô sản xuất lớn nhưng không thể nào có được 6.000 ha tại một địa điểm như ở HAGL.
Chẳng hạn Thái Lan bán đường qua Việt Nam sẽ phải tốn chi phí vận chuyển nên HAGL vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn.
Để phát triển 4 mảng kinh doanh, vốn đầu tư HAGL cần là bao nhiêu? Tổng lợi nhuận trước thuế năm sau cao gấp đôi năm trước nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại chỉ tăng từ 17% lên 25%, công ty có kế hoạch phát hành cổ phiếu thêm như thế nào? Ông Võ Trường Sơn: Về chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Lợi nhuận và doanh thu chủ yếu đến từ ngành chăn nuôi bò. Lợi nhuận của ngành ngày là 13 triệu đồng/40 triệu đồng. Vòng quay vốn của ngành này là 6 - 8 tháng, nên giúp cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao.
Kế hoạch tăng vốn, HAGL đặt hướng mở là sau khi niêm yết sẽ tìm đối tác chiến lược phù hợp với HAGL, để phát hành cổ phiếu cho họ
Về nguồn vốn đầu tư cho 2015, 2016, đối với ngành trồng trọt, về cơ bản HAGL đã hoàn thành, trong đó cao su chỉ cần chăm sóc là đi vào thu hoạch tối đa sau vài năm nữa, cọ dầu năm nay sẽ tốn chi phí trồng vì cuối năm mới hoàn thành.
Riêng chăn nuôi bò không khó để quay vòng vốn, các ngân hàng trong nước đều sẵn sàng cho vay vì họ có thể thu hồi vốn rất nhanh.
Tại sao công ty lại đưa mức giá niêm yết 28.000 đồng, có quá cao không? Kinh tế Trung Quốc đi xuống có ảnh hưởng tới hoạt động của công ty?
Ông Sơn trả lời: Phần định giá cổ phiếu dựa trên phương pháp kết hợp: chiết khấu dòng tiền, hệ số PE, P/b giá trị sổ sách. Công ty so sánh các công ty tương đồng trên thị trường và đưa ra mức chiết khấu phù hợp. Mức giá này đã được SSI tư vấn và các cơ quan quản lý thị trường như HoSE thẩm định và chất vấn. Mức giá so với tiềm năng của công ty nông nghiệp, với kỳ vọng 2016 và 2017 thì giá này vẫn rất hời.
Ông Đức: Sụt giảm kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng gì tới HAGL không? Ai nói Trung Quốc sụt giảm, cơ sở nào nói họ sụt giảm? Trung Quốc vẫn mạnh, đó là sự thật.
Kinh tế Trung Quốc dù có đi xuống cũng không ảnh hưởng tới HAGL vì HAGL không phụ thuộc xuất khẩu vào thị trường này trước mắt. Còn về lâu dài, chúng ta phải để thị trường quyết định.
Hoạt động đầu tư tại Lào và Campuchia liệu có chịu rủi ro về chính trị?
HAGL cũng như các công ty trên thế giới đầu tư vào các nước tuân theo luật đầu tư, chứ không dùng tình cảm để đầu tư, nếu các nước này có vấn đề gì thì các nhà đầu tư khác cũng ảnh hưởng như nhau.
Nếu HAGL đầu tư chui thì rủi ro, nhưng công ty đầu tư theo đúng luật nên không có vấn đề gì lo ngại.
Công ty đã trồng gần 38.500 ha cao su, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Giá cao su giảm như vậy ảnh hưởng thế nào đến công ty. Giá cọ dầu cũng giảm trong khi công ty đầu tư trồng tới 30.000 ha?
Ông Đức: Giá cao su đang giảm, năm 2011 giá tới 5.000 USD/tấn trong khi đầu tư chỉ 1.000 USD/tấn, đó là lý do vì sao HAGL dốc lực đầu tư
Nhưng từ năm ngoái, giá cao su sụt giảm quá nhanh và quá sâu, rõ ràng giá này làm cho HAGL khó khăn, đó là lý do vì sao công ty chuyển qua chăn nuôi. HAGL đã từng dốc lực vào cao su nhưng có may mắn là công ty bắt đầu khai thác, cũng là năm đầu tiên khai thác nên sản lượng chưa lớn.
HAGL hy vọng những năm sau, chu kỳ sụt giảm kết thúc, giá cao su bật tăng thì sản lượng khai thác sẽ đạt đỉnh, khi ấy HAGL sẽ có lợi thế rất lớn.
Nhân công của các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều cao hơn, làm cho sản xuất cao su của họ thua lỗ hơn, trong khi của Việt Nam vẫn có lãi (chi phí 1.300 USD/tấn trong khi giá bán 1.600 USD/tấn). Khi giá cao su giảm sâu các nước có chi phí cao sẽ ngưng cạo mủ, làm cho sản lượng thiếu trong khi HAGL vẫn có lợi thế và đẩy mạnh khai thác.
Nếu giá cao su hiện nay bật tăng mà năm 2017 và 2018 giảm thì thực sự HAGL sẽ thiệt hại lớn. Trong cái rủi có cái may, giá giảm hiện nay không thành vấn đề gì.
Nếu các năm sau giá cao su tăng thì HAGL sẽ có lợi nhuận khủng từ cao su, cộng với nguồn thu từ mía đường, chăn nuôi thì công ty sẽ có giá trị rất lớn.
Về giá cọ dầu, giá cọ dầu không giảm. Nếu so với dầu oliu không cạnh tranh, thì xin thưa trên thế giới có rất nhiều loại dầu ăn khác nhau, các loại dầu cung cấp cho ngành thực phẩm. Chúng ta đang phải nhập rất nhiều cọ dầu, tỷ lệ 100%, đó là lý do khiến HAGL đầu tư cọ dầu. Với nguồn cọ dầu của HAGL chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu. HAGL tự tin với đầu tư cọ dầu.
Có thể so sánh năng suất sản xuất cọ dầu so với các nước khác như Malaysia, Indonesia như thế nào? Dầu cọ HAGL nhập về Việt Nam có cạnh tranh gì so với hàng nhập khác?
Chất lượng cây của mỗi nước khác nhau. Hiện Malaysia và Indonesia đang có sản lượng cọ dầu lớn nhất thế giới, nhưng năng suất của Israel mới là lớn nhất.
Hiện HAGL sử dụng công nghệ của Israel để trồng cây cọ dầu, tưới từ gốc cây, nên năng suất chắc chắn sẽ cao hơn. Năng suất tốt thì hàm lượng cọ dầu sẽ tốt.
Hiện 1 tấn dầu cọ được 22kg tinh dầu. HAGL làm nguyên liệu dầu (dầu cọ thô) chứ không làm dầu để đóng chai bán. Vì thế HAGL khẳng định tự tin.
HAGL nhắm vào thị trường Việt Nam nên sẽ có cạnh tranh về chi phí với các nước.
Giá của HAG là 18.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá của HNG là 28.000 đồng vậy có hấp dẫn nhà đầu tư hay không?
Ông Võ Trường Sơn: Trước khi giảm, HAG đã lên gần 30.000 đồng. Lý do giảm có khách quan và nội tại doanh nghiệp. HNG có hệ số nợ không lớn, tài sản nắm trực tiếp, trong khi đó HAG có nợ nhiều và phải huy động vốn.
Đầu tư vào HNG an toàn hơn ở thời điểm hiện nay. Chúng tôi không cho rằng HNG cao mà giá của HAG thấp.
Việc niêm yết HNG có lợi ích gì với cổ đông của HAG? HIệp định biên mậu vừa ký kết (Lào - VN) sẽ có tác động thế nào với công ty thời gian tới?
Ông Sơn: Lợi ích đầu tiên là xác lập giá trị của HNG trên thị trường. Việc xác lập này giúp giá trị tài sản của HAG mẹ dễ xác định hơn. Hiện HAG hiện đa số là tính theo giá trị sổ sách chứ chưa theo giá trị thị trường.
Bản thân HAG mẹ đang tái cơ cấu chưa xong, làm cho giá không cạnh tranh được. Việc niêm yết HNG kết hợp tái cơ cấu sẽ nâng giá HAG.
Ông Thắng trả lời về hiệp định biên mậu: Đây là hiệp định thể hiện mối quan hệ giữa chính phủ hai nước. Hiệp định này giúp hàng hóa từ Lào về Việt Nam hưởng thuế 0%, các mặt hàng này có rất nhiều, trong đó có đường, cao su, cọ dầu, bò thịt, cỏ mà HAGL đang kinh doanh. Như vậy đủ thấy hiệp định này đủ có lợi cho HNG.
Ông Đức bổ sung thêm: Hiệp định biên mậu từ tháng 8/2015 trở đi các quota HAGL không cần phải xin, thuế không phải chịu. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào biên giới Lào đều được ưu tiên, trong đó có HAGL. Các sản phẩm của HAGL sẽ có lợi thế.
Ví dụ đường trước đây 2,5% thuế trong hạn ngạch và 80% ngoài hạn ngạch, nhưng tới đây không cần hạn ngạch mà lại không mất thuế, nhà đầu tư có thể tự định được giá trị.
HAGL còn có công ty BĐS ở Myanmar rất tốt, công ty có định niêm yết không?
Ông Đứ: Tùy cơ ứng biến. Nhưng chắc chắn là có niêm yết. Tuy nhiên làm được việc này phải phối hợp nhà đầu tư lớn. Nhưng khi nào niêm yết và chọn nhà đầu tư nào chưa thể trả lời được lúc này. Chúng tôi sẽ làm sao có lợi nhất.
Hiện giá trị đầu tư vào đó là hơn 400 triệu USD, nếu định giá hơn 1 tỷ USD thì tại sao lại không khai thác? HAGL sẽ thông báo với nhà đầu tư trong thời gian sau này.
Theo báo cáo thường niên, HAGL đã trồng được hơn 43.000 ha cao su nhưng HNG báo cáo chỉ chưa đến 38.500 ha, vì sao có số chênh lệch này? Việc niêm yết của HNG trên sàn chứng khoán Singapore như thế nào?
Ông Võ Trường Sơn: Liên quan cam kết trái phiếu chuyển đổi, hiện công ty đã làm việc gần xong với trái chủ. Những điều khoản liên quan trái phiếu này được kéo dài thêm 2 năm, trong thời gian này 2 bên vẫn có thể thực hiện chuyển đổi. Việc niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore cũng giãn ra chứ không phải thực hiện ngay.
Diện tích cao su vì sao lại chênh lệch? Trong quá trình chăn nuôi bò, công ty nhận thấy chăn nuôi bò tốt hơn, nên đã thực hiện chuyển đổi một phần từ cao su sang cỏ, chấp nhận mất phí nhưng sẽ sớm thu hồi được khoản chi phí này.
Sắp tới HAGL có chương trình gì liên kết với nông dân không?
Ông Đức: Rất khó để liên kết với nông dân vì HAGL làm công nghệ cơ giới rất cẩn trọng.
HAGL Chỉ giúp nông dân là nhập giống bò về để nông dân có nguồn bò giống với giá hợp lý, bán sữa cho nhà máy, chứ công ty không liên kết hay thành chuỗi.
HAG nắm giữ trên 80% HNG, nếu có đối tác nước ngoài nào muốn mua lại chưa và giá bán định là bao nhiêu
Ông Võ Trường Sơn: Rất nhiều quỹ đầu tư và định chế tài chính muiốn làm đối tác chiến lược của HNG, tuy nhiên công ty đang trong quá trình làm việc nên các điều khoản bảo mật không cho phép công bố.
Công ty không có ý định công bố việc đang làm và chưa có kết quả cụ thể vì như vậy sẽ khiến cổ đông có cái nhìn không tốt, chẳng hạn là làm giá.
Hiện HAG có hai khoản trái phiếu chuyển đổi, trong đó có khoản 1.100 tỷ đồng phải đáo hạn vào 15,7 vậy hiện nay khoản này thế nào rồi, các trái chủ muốn chuyển đổi sang cổ phần HNG công ty có chấp nhận hay không?
Ông Võ Trường Sơn: Hiện nay đã đàm phán và đang tiến hành các thủ tục gia hạn 2 năm, kèm đó là linh hoạt có thể là đáo hạn trước hạn nếu như có lợi cho các bên.
Sản lượng bò sữa của HAGL hiện nay thế nào, so với các nước ra sao, giá thành, tỷ lệ biên lợi nhuận ra sao?
Ông Đức: Các vùng nuôi bò khác nhau cho sản lượng khác nhau và phụ thuộc giống, chất lượng chăn nuôi.
Hiện Mỹ có sản lượng cao nhất thế giới. Ở Việt Nam bà Thái Hương nuôi bò sữa lớn nhất với sản lượng 7.500 lít/năm. Hiện HAGL có thời tiết khí hậu chăn nuôi tốt hơn so với của tập đoàn TH
Công ty xây dựng chỉ tiêu khiêm tốn là 25 lít như của Thái Hương. Công ty nuôi 5.000 bò sữa nhưng cũng chỉ tính sản lượng khai thác 600 - 700 con. Đến khi khai thác được tối đa, có thể vào cuối năm, mới có thể tính toán được giá thành.