Ông James Scott, TGD Big C Viet Nam từng làm CEO Metro Cash & Carry Việt Nam từ khi đại gia bán lẻ Đức này đặt chân vào thị trường Việt Nam (2002 - 2006) và sau đó ông làm CEO Metro Cash - Carry International khu vực châu Á.
Ông James Scott, TGD Big C Viet Nam |
Khi đó, ông khẳng định Metro Cash & Carry Việt Nam luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh. Và đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Metro Cash & Carry lúc bấy giờ là một loạt các hệ thống bán buôn lớn có truyền thống ở Việt Nam như hệ thống chợ Bến Thành hay chợ Long Biên.
Tuy nhiên, đến thời điểm này sau khi Metro Cash & Carry Việt Nam đã được bán toàn bộ cho Berli Jucker Public Company Limited (BJC) - Thái Lan, thì ông lại về đầu quân cho Big C và khẳng định sẽ không quan tâm đến ai là đối thủ mà điều quan trọng nhất đối với nhà bán lẻ là cần quan tâm đến đối tượng khách hàng của mình là ai để mang lại sản phẩm và giải pháp tốt nhất cho họ.
Hơn 20 năm làm việc trong ngành siêu thị và chủ yếu là bán sỉ nên quyết định đầu quân cho nhà bán lẻ Big C cũng là một thách thức lớn đối với ông James Scott.
"Cả sự nghiệp của tôi làm việc trong ngành bán lẻ, qua nhiều quốc gia như Anh, 6 nước Châu Á. Mỗi nơi tôi đều thu lượm được kinh nghiệm, và khi đầu quân về Big C, tôi hi vọng sẽ có cơ hội áp dụng những điều đó vào phát triển Big C Việt Nam", ông James Scott chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư - baodautu.vn.
Bối cảnh Việt Nam giờ khác so với thời ông bắt đầu làm ở Metro Cash & Carry Việt Nam. Khi đó người tiêu dùng tại Việt Nam cũng chưa có nhiều sự lựa chọn. Nhưng giờ đây, khách hàng Việt Nam có quá nhiều lựa chọn, ngoài các hệ thống đại siêu thị, siêu thị nhỏ và vừa, cửa hàng tiện lợi, thậm chí mua trên mạng.
Big C là nhà bán lẻ duy nhất trên thị trường Việt Nam có chiến lược cam kết giá rẻ với khách hàng. Tuy nhiên, chiến lược này có còn phù hợp khi nhà bán lẻ giá rẻ nhất trên thế giới là WallMart (Mỹ) đang có nhiều động thái chú ý hơn đến thị trường Việt Nam?
Ông James Scott cho rằng, thị trường bán lẻ tại Việt Nam có tiềm năng rất to lớn, ngành bán lẻ hiện đại hiện chỉ chiếm 25-30% trong tổng mức bán lẻ hiện nay trên thị trường.
"Nếu tham chiếu với những thị trường Châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia thì Việt Nam vẫn còn con đường rất dài để đi. Hiện nay có rất nhiều đối thủ và nhà bán lẻ khác cũng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Chắc chắn, trong tương lai sẽ có nhiều nhà bán lẻ trong và ngoài nước nhảy vào thị trường này. Còn rất nhiều nơi để chúng tôi có thể mở thêm điểm bán nhưng thách thức lớn nhất đối với Big C cũng như với tôi hiện nay là làm sao để có đủ tất cả các loại sản phẩm bày bán trong siêu thị của mình.
Ngoài ra, về chiến lược giá rẻ Big C luôn biết điều quan tâm nhất của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay là giá cả, nên Big C có chính sách cam kết về giá và đó là điều tốt mà Big C có thể làm cho khách