Trong quý IV/2012 khi Bộ tài chính ban hành thông tư 179/2012/TT-BTC yêu cầu các công ty định giá lại các khoản nợ theo tỷ giá mua vào của đồng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại thay vì sử dụng tỷ giá xuất nhập khẩu được ban hành bởi ngân hàng nhà nước như trước đây.
Vào cuối năm 2012, BTP ghi nhận khoản lãi chênh lệch tỷ giá rất lớn do là tỷ giá mua vào tại các ngân hàng thương mại thường xuyên thấp hơn tỷ giá xuất nhập khẩu.
Hiện tại, Bộ tài chính vừa ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC trong đó yêu cầu các công ty định giá lại các khoản nợ theo tỷ giá bán ra tại các ngân hàng thương mại cho năm tài chính kết thúc vào 31/12/2015. Khác với các đồng ngoại tệ khác có mức chênh lệch giữa tỷ giá mua - bán chỉ khoảng 1-2%, mức chênh lệnh này của đồng KRW tại Vietcombank là 22% do thanh khoản của đồng ngoại tệ này tháp.
BTP bắt đầu áp dụng Thông tư kể từ quý I/2015, công ty phải ghi nhận 32,5 tỷ đồng nợ bằng đồng KRW tại tỷ giá bán ra là 21,61 thay vì 17,75, làm phát sinh khoản lỗ tỷ giá 125,74 tỷ đồng chỉ riêng trong quý 1/2015.
Tác động từ Thông tư mới
Nhìn từ khía cạnh kế toán, thông tư mới sẽ làm phát sinh khoản lỗ tỷ giá lớn cho BTP. Tuy nhiên, hiện nay, khoản lỗ này không được hạch toán vào khoản mục tiền mặt và do vậy sẽ không ảnh hưởng đến giá trị thực của cổ phiếu BTP.
Một điều cần phải lưu ý là khi công ty mua một lượng lớn đồng KRW để trả nợ trong năm, công ty không mua theo tỷ giá mua vào hay bán ra tại các ngân hàng thương mại mà mua theo tỷ giá xuất nhập khẩu, (mức tỷ giá này xấp xỉ con số bình quân giữa tỷ giá mua - bán). SSI Research sẽ so sánh tác động của Thông tư mới lên bảng cân đối kế toán và dòng tiền của BTP ở bảng dưới đây:
Về mặt kế toán, lợi nhuận ròng của BTP sẽ chịu ảnh hưởng lớn trong năm 2015 (giảm 126 tỷ đồng), tuy nhiên, thông tư mới sẽ thực sự tác động tích cực lên dòng tiền của BTP trong dài hạn. Ngoài ra, tỷ giá KRW/VND đã giảm từ 21,61 vào cuối tháng 3 xuống còn 20,25 ở thời điểm hiện tại, tạo ra khoản lãi tỷ giá 44 tỷ đồng trong quý 2/2015.
Chính vì thế, SSI Research tin rằng, thông tư lần này chỉ làm ảnh hưởng đến cách hạch toán của công ty trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng đến các yếu tố cơ bản của công ty.
Theo ước tính của SSI Research, lợi nhuận ròng của BTP sẽ đạt mức 51 tỷ đồng (giảm 62% so với cùng kỳ năm 2014) trong năm 2015. Tuy nhiên, trong năm 2016, lợi nhuận ròng của công ty sẽ tăng trở lại, đạt 115 tỷ đồng (tăng 125% so với năm 2015).
Tại mức giá hiện tại, BTP được giao dịch tại PE 2016 là 7,9x,. Trong năm 2016, chi phí khấu hao của công ty sẽ giảm xuống dưới 10 tỷ đồng trong năm 2016 và công ty sẽ bắt đầu tăng tỷ lệ chi trả cổ tức từ năm 2015 (tối thiểu là 10%/mệnh giá trong năm 2015, tương ứng với tỷ suất cổ tức 6,7%).