1. Hội chứng FOMO (Fear of missing out) – hội chứng sợ bị bỏ lỡ
Tỷ phú Richard Branson từng nói “Cơ hội kinh doanh cũng giống như những chiếc xe buýt. Không có chuyến này thì lại có chuyến khác”.
Nếu bạn lúc nào trong ngập tràn trong suy nghĩ bị bỏ lỡ thì thành công sẽ chẳng bao giờ mỉm cười với bạn. Đối với Branson, khi một cơ hội mất đi, thay vì cảm thấy tội lỗi và buồn rầu vì nó, thì hãy vui vẻ chờ đón những cơ hội mới khác đến với mình.
2. Theo đuổi sự hoàn hảo phi thực tế
Bạn không bao giờ làm việc cẩu thả hoặc mắc bất kỳ sai lầm nào trong công việc, bạn mong muốn mình trở nên hoàn hảo 24/7? Đây là một suy nghĩ hoàn toàn phi thực tế, cần phải loại bỏ ngay.
Tác giả nổi tiếng người Mỹ Sheryl Sandberg từng có một câu nói rất khôn ngoan đó là “Bạn sẽ làm gì nếu bạn không sợ hãi”. Bạn sẽ không bao giờ vượt qua được vùng an toàn và mở rộng thành công của mình đến những chân trời mới, nếu bạn không cho phép cho mình mắc sai lầm hay vấp gã trên con đường đó.
Bạn sẽ làm gì nếu bạn không sợ hãi
3. Kỳ vọng vào những lời khen của kẻ khác
Nếu chỉ muốn suốt ngày tắm mình trong những lời khen sáo rỗng của người khác thì vô hình đó chính là rào cản ngăn thành công đến với bạn.
Nếu bạn đang làm việc tốt, thì đừng đợi người khác khen, mà hãy tự động viên chính mình bằng những việc đơn giản, ví dụ: Vào mỗi buổi sáng, hãy viết ra 3 điều mà bạn đã hoàn thành, không nhất thiết phải là điều gì to tát mà chỉ đơn giản là những việc tốt xứng đáng được công nhận. Khi nào cảm thấy mất tự tin, bạn có thể đọc lại chúng để có thêm động lực vượt qua những thử thách phía trước.
4. Sợ phê bình
Chắc hẳn đa số chúng ta đều sợ bị chỉ trích và phê bình. Nhưng bạn có biết được rằng, việc tiếp thu những phản hồi của người khác là điều vô cùng cần thiết giúp chúng ta thành công hay không?
Vì vậy, thay vì sợ phê bình, hãy luyện cho bản thân thói quen tò mò người khác đánh giá như thế nào về hiệu quả làm việc của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả công việc của chính mình.
Việc tiếp thu những phản hồi của người khác là điều vô cùng cần thiết giúp chúng ta thành công
5. Suy nghĩ đố kị
Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, hầu hết mọi người đều cho rằng, thành công của kẻ khác là “đánh cắp” từ thành công của mình. Stephen Covey, tác giả cuốn sách “7 Habits of Highly Effective People” (tạm dịch: 7 thói quen của người thành công) từng nói: “Tôi có một tâm lý khá thoải mái đó là: Khi chúng ta biết vui mừng trước thành công của người khác, thì chiếc bánh thành công sẽ lớn hơn”. Những người như Covey sẽ luôn nhìn thấy cơ hội ở bất kì đâu và họ không bao giờ đố kị với thành công của người khác. Còn bạn thì sao? Hãy nghĩ thoáng hơn, đừng để hoài bão và ước mơ bị bó buộc trong những suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi.
6. Ép buộc bản thân phải làm những điều mình không thích
Jeffery Hazlet, cựu CEO của tập đoàn chuyên sản xuất các sản phẩm hình ảnh và thiết bị nhiếp ảnh Kodak, đã mạnh dạn từ bỏ chức vụ vì không thể điều hành Kodak theo hướng mình mong muốn. Hazlet chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới, đó là viết sách. Và thành công đã mỉm cười với ông. Hiện giờ, Jeffery Hazlet được biết đến là tác giả có sách bán chạy nhất thế giới theo bình chọn của New York Times.
Qua ví dụ về Jeffery Hazlet có thể thấy, trải qua nhiều lần thất bại, chúng ta mới có thể xác định được hướng đi đúng cho mình. Do vậy, đừng quá trung thành với những dự định hay kế hoạch ban đầu, hãy từ bỏ lối mòn và tìm ra một hướng đi mới.
Hãy từ bỏ lối mòn và tìm ra một hướng đi mới.
7. So sánh
Theodore Roosevelt, tổng thống thứ 26 của nước Mỹ từng nói “ So sánh chính là tên trộm đánh cắp niềm vui của bạn”.
Nếu bạn có thói quen so sánh mình với người khác, thì hãy bỏ thói quen đó đi. Nên nhớ rằng, sẽ luôn luôn có người ở phía trước bạn, nhưng “trò chơi cuộc sống” là một đường chạy marathon chứ không phải cuộc thi chạy nước rút. Do vậy, đừng cố biến mình thành kẻ khác, hãy là chính mình và thành công theo cách của riêng mình.