Xem Thêm:HNX đề xuất nâng biên độ UpCOM từ 10% lên 20% từ quý II/2015
Diễn biến trong phiên chiều đã đi theo chiều hướng rất tiêu cực. Hàng loạt các cổ phiếu lớn trên sàn HOSE đã đua nhau giảm giá. Đáng chú ý, lực bán tháo trong phiên hôm nay đã xảy ra ở nhóm cổ phiếu dòng dầu khí như GAS, PVD, PXS, PVS, PGS… Khép phiên giao dịch GAS giảm tới 4.000 đồng xuống còn 62.000 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. Trong phiên hôm nay, có thời điểm GAS đã giảm xuống mức giá sàn. Bên cạnh đó, PXS đã giảm sàn, PVS giảm 1.100 đồng xuống còn 21.500 đồng/CP. PGS giảm 900 đồng xuống 18.500 đồng/CP.
Phiên hôm nay, trong nhóm VN-30 và HNX-30 không có bất kỳ cổ phiếu nào tăng giá, trong khi đó, các cổ phiếu có tính dẫn dắt như BVH, MSN, VCB, MSN, KDC, VCG,
Trong khi đó, lực bán tháo cũng xuất hiện mạnh trên các cổ phiếu có tính đầu cơ như FLC, HAI, VHG, FIT, KLF… Trong đó, FLC và HAI đã bị kéo xuống mức giá sàn. FLC vẫn là mã có khối lượng khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt trên 24,4 triệu đơn vị. Trong khi đó, HAI cũng khớp lệnh được hơn 9 triệu đơn vị.
KLF giảm 300 đồng xuống 9.000 đồng/CP và có khối lượng khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 8,6 triệu đơn vị.
Về giao dịch thỏa thuận, cuối phiên hôm nay, CII tiếp tục nâng lượng thỏa thuận lên 7,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 146,6 tỷ đồng. Khép phiên giao dịch, CII giảm 300 đồng xuống còn 18.200 đồng/CP.
Về mặt điểm số, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đứng ở mức 538,91 điểm, giảm 12,22 điểm (-2,22%). Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 129 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là hơn 1.982 tỷ đồng. Toàn sàn có tới 198 mã giảm, trong khi chỉ có 38 mã tăng và 72 mã đứng giá.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 80,47 điểm, giảm 1,80 điểm (-2,19%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 42,68 triệu đơn vị, trị giá 483,48 tỷ đồng. Toàn sàn chỉ có 42 mã tăng, trong khi có tới 156 mã giảm và 171 mã đứng giá.
Mã CII được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 7.801.000 đơn vị. Các mã tiếp theo là BID (713.020 đơn vị), VCB (559.380 đơn vị), DXG (460.000 đơn vị), DIG (385.210 đơn vị).
Mã PVS bị khối ngoại bán ra nhiều nhất với 275.400 đơn vị (chiếm 23,1% tổng khối lượng giao dịch), trong khi mua vào 60.800 đơn vị. Các mã tiếp theo là PVX (253.000 đơn vị), LAS (32.500 đơn vị), VE1 (28.500 đơn vị), SHS (20.000 đơn vị).
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 546,03 điểm, giảm 5,10 điểm (-0,93%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 47,9 triệu đơn vị, trị giá 749,4 tỷ đồng. Toàn sàn chỉ có 46 mã tăng, trong khi có tới 141 mã giảm và 121 mã đứng giá.
Tưởng chừng phiên hồi phục hôm qua sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn. Tuy nhiên, càng về cuối phiên sáng nay, lực bán giá thấp tiếp tục tăng cao, trong khi bên mua cũng chưa mặn mà tham gia vào thị trường đã khiến hàng loạt các cổ phiếu lớn như GAS, BVH, PVD, VIC… đã đồng loạt giảm giá. Trong đó, hai cổ phiếu dòng dầu khí là GAS và PVD đã rơi rất mạnh. Khép phiên sáng, GAS giảm tới 2.500 đồng xuống 63.500 đồng/CP, còn PVD giảm 1.400 đồng xuống 43.400 đồng/CP.
Chiều ngược lại, ở nhóm cổ phiếu lớn vẫn còn một số mã le lói sắc xanh là HPG và VCB. Trong đó, VCB tăng 200 đồng lên 35.300 đồng/CP. Còn HPG tăng 300 đồng lên 44.400 đồng/CP.
Về giao dịch trên sàn HOSE, với việc bên mua k mặn mà tham gia vào thị trường đã khiến cho thanh khoản trên sàn này ở mức rất thấp. Nếu không tính giao dịch thỏa thuận thì giá trị giao dịch trên sàn HOSE phiên sáng nay chỉ đạt khoảng hơn 500 tỷ đồng.
Cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trên HOSE là FLC với hơn 6 triệu đơn vị, đứng ở mức 10.900 đồng/cp (-2,68%).
Trong đó, CII giảm 100 đồng xuống 18.400 đồng/CP và nâng lượng thỏa thuận lên 5 triệu cổ phiếu, trị giá 94 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 81,80 điểm, giảm 0,48 điểm (-0,58%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 16,84 triệu đơn vị, trị giá 185,78 tỷ đồng. Toàn sàn chỉ có 38 mã tăng, trong khi chỉ có 98 mã giảm và 233 mã đứng giá.
KLF là cổ phiếu duy nhất trong nhóm HNX-30 tăng giá. Phiên sáng nay, KLF tăng 100 đồng lên 9.400 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 3,6 triệu đơn vị. Trong khi đó, các cổ phiếu như DBC, VCG, VND, PVS, PGS… đã đồng loạt giảm giá.
Phiên sáng nay, ngoài KLF chỉ có thêm PVX và FIT khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị.
Khá nhiều cổ phiếu lớn trên sàn HOSE đã đồng loạt giảm giá trở lại và đã kéo chỉ số VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, BVH đang giảm mạnh 700 đồng xuống còn 33.500 đồng/CP. GAS giảm 1.500 đồng xuống 64.500 đồng/CP.
Bên cạnh CII, EIB cũng bất ngờ có thỏa thuận lên tới hơn 8 triệu cổ phiếu ở mức giá trần, tương ứng giá trị giao dịch đạt 112,7 tỷ đồng. Hiện giờ, EIB đang đứng ở mức giá tham chiếu (13.100 đồng/CP).
Sau phiên tăng điểm khá tích cực hôm qua, chỉ số VN-Index đã quay về trạng thái giằng co. Hàng loạt các cổ phiếu trụ cột như VIC, VCB, BVH, GAS… chỉ đang đứng ở mức giá tham chiếu.
Trong khi đó, một vài cổ phiếu lớn khác là BID, CTG, VCB, SSI… đã nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu.
Mã CII đang tăng 100 đồng lên 18.600 đồng/CP và có thỏa thuận 2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 37,6 tỷ đồng. Được biết, VIAC (No.1) Limited Partnership đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu CII từ ngày 1/4 đến 30/4/2015 thông qua giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận để tăng tỷ lệ đầu tư.
Đến 09:26, chỉ số VN-Index đứng ở mức 551,30 điểm, tăng 0,17 điểm (0,03%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,5 triệu đơn vị, trị giá 89,36 tỷ đồng.
Hiện giờ, giao dịch trên sàn HOSE vẫn chưa được cải hiện, thanh khoản trên sàn này vẫn đang ở mức rất thấp. Sau 30 phút giao dịch vẫn chưa có cổ phiếu nào khớp lệnh được trên 1 triệu đơn vị.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 82,27 điểm, tăng 0,00 điểm (0,00%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 3 triệu đơn vị, trị giá 36,8 tỷ đồng.
Các cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX đang phân hóa rất mạnh và cũng khiến chỉ số HNX-Index dao động với biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu.
Hiện giờ, một số cổ phiếu như BVS, VND, KLF, KLS… đã nhích lên trên mốc tham chiếu.
Giao dịch trên HNX vẫn đang diễn ra rất chậm, sau 30 phút giao dịch, KLF là cổ phiếu duy nhất trên sàn này khớp lệnh được hơn 10.000 đơn vị. Hiện giờ, KLF tăng 300 đồng lên 9.600 đồng/CP và khớp lệnh hơn 680 nghìn đơn vị.
Sự kiện nổi bật ngày 1/4/2015:
GMX: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%.
KLF: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 100:9.
LBE: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 13%.