Bài học lãnh đạo từ 'trò lừa' trên Phố Wall của Salomon Brothers

Phố Wall từ lâu đã chứng kiến nhiều ngân hàng vi phạm luật pháp nhưng với trường hợp của Salomon thì hẳn là tiêu cực nhất. Bởi vụ bê bối lớn nhất lịch sử của Salomon đã phơi bày những lổ hổng trong cách thức vận hành của các nhà lãnh đạo trên Phố Wall.

Nội dung nổi bật:

- Salomon Brothers là một ngân hàng đầu tư trên phố Wall được thành lập vào năm 1910 bởi những người anh em dòng họ Salomon.

- Công ty hoạt động thành công tới mức được mệnh danh là Ông Hoàng Phố Wall vào năm 1980.

- Nhưng kể từ thời điểm này, Salomon bắt đầu cho thấy dấu hiệu tự mãn và từ đó mầm móng của sự lỏng lẻo trong việc quản lý của ban lãnh đạo công ty đã trực tiếp tạo ra những sai lầm nghiêm trọng.


Cội nguồn Salomon Brothers ban đầu là một doanh nghiệp gia đình được thành lập vào năm 1910 bởi những anh em dòng họ Salomon. Lúc đầu công ty hoạt động trong lĩnh vực môi giới chứng khoán. Dần dần, Salomon chuyển sang kinh doanh trái phiếu công ty và nổ lực chuyển mình thành một ngân hàng đầu tư trên Phố Wall năm 1917. Nhưng, Salomon lúc này vẫn chỉ là tay chơi ngoài rìa trong hàng ngũ kiêu kỳ của những ngân hàng đầu tư và bão lãnh phát hành giấy tờ có giá ở Phố Wall lúc bấy giờ.

Trong cuộc Đại Suy Thoái năm 1929 - 1932, khi các ngân hàng trên Phố Wall chống lại việc Chính Phủ thành lập một SEC (Uỷ Ban Chứng Khoán Hoa Kỳ) thì sự khôn ngoan từ Salomon đã giúp công ty được phiếu tín nhiệm từ Chính Phủ. Bằng cách chọn thái độ trung lập giữa cuộc chiến giữa Phố Wall và Chính Phủ, Salomon đã tăng trưởng mạnh mẽ suốt thời kỳ hậu chiến. Tới mức một trái phiếu mà Salomon tài trợ phát hành sẽ đương nhiên được coi là "có thể trao đổi trên thị trường."

Tuy nhiên, dù rất năng nổ và tham vọng nhưng chưa bao giờ Salomon thoát ra khỏi cái bóng của gã khổng lồ Phố Wall là nhà Morgan. Chỉ cho đến khi IBM, công ty công nghệ lớn nhất thế giới vào năm 1979 đề nghị Morgan Stanley (ngân hàng đầu tư lớn trên Phố Wall) tư bỏ vai trò truyền thống là ngân hàng duy nhất đảm nhận việc phát hành trái phiếu cho nó. Để cùng bắt tay với Salomon phát hành trái phiếu công ty trị giá 1 triệu đô la thì giờ đây, sau hàng thập kỷ theo sau, Salomon Brothers đã cùng vai phải lứa với nhà Morgan.

Vào những năm 1980, không chỉ công việc kinh doanh trái phiếu truyền thống của Salonmon tăng trưởng vượt bậc mà tiếng nói của công ty còn có thêm trọng lượng trong lĩnh vực kinh doanh vốn. Điều này dẫn đến một loạt các đề nghị bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu và từ đó công ty được tạp chí Business Week tôn vinh là "Ông Hoàng" của phố Wall. Thậm chí, Salomon còn được xem như là một đối tác tin cậy nhất của Chính Phủ Mỹ. Và trong số 39 ngân hàng đầu tư giao dịch chủ chốt thì Salomon Brothers là công ty được coi trọng nhất và cũng được Chính Phủ ưu ái nhất.

Sẽ khó có một ngân hàng hay công ty nào có thể lật đổ được Salomon khỏi ngôi vương này. Chính điều đó đã dẫn đến sự tự mãn của Salomon. Và hậu quả đã xảy ra năm 1990, khi Salomon Brothers đứng trước bờ vực phá sản. Không phải do sự tấn công mạnh mẽ từ đối thủ. Mà chính Salomon đã tự bắn vào chân mình. Như một vụ Titanic trong thế giới ngân hàng đầu tư.

Vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử của Salomon Brothers.

Trước đó không lâu, Kidder Peabody, một ngân hàng thuộc top đầu Phố Wall đã phải đóng tiền phạt 25 triệu đô la cho Cục Tư Pháp, sau khi Martin Siegel, chuyên viên giao dịch của công ty đã sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch một cách bừa bãi.

Rồi đến ông lớn khác là Morgan Stanley bị khởi kiện do có ý định lũng đoạn thì trường trái phiếu Chính Phủ vào năm 1962.

Nhưng nếu đem chúng để so với vụ bê bối của Salomon Brothers thì hai vụ trước như những gợn sóng lăn tăn và vô hại. Không những lừa đảo Chính Phủ Mỹ, Salomon còn dám thách thức trắng trợn cả Bộ Tài Chính Liên Bang. Điều này vẽ lên bức tranh thể hiện sự ngạo mạn của Phố Wall. Và sự ngạo mạn, còn hơn bất kỳ hành động phạm tội nào, là điều làm công chúng nổi giận. Trên một phương diện nào đó, Salomon đã thể hiện rằng mình là kẻ kiêu ngạo nhất.

Vụ bê bối này xuất phát từ Paul Mozer, người đứng đầu bộ phận giao dịch trái phiếu Chính Phủ của Salomon khi anh ta đã có những việc làm vi phạm pháp luật. Luật của Bộ Tài Chính hạn chế mỗi ngân hàng chỉ có quyến thắng tối đa 35% giá trị lệnh đặt mua trái phiếu Chính Phủ. Nhưng Mozer khôn ngoan đã tìm ra kẻ hở. Nhận thấy rằng phần thắng thầu bị hạn chế dưới 35%, nhưng phần đấu giá thì lại không. Cho nên tháng 6/1990, Mozer đã đặt lượng thầu gấp đôi giá trị ban đầu.

Hai tuần sau đó, tại một cuộc đấu giá trái phiếu trị giá 5 tỷ đô, Mozer lại nộp thầu với giá trị lên đến 10 tỷ. Như thế thì dù bị hạn chế phần thắng thì sau khi chia tỷ lệ, Salomon nhận được phần thắng rất lớn. Nhưng trò vặt vãnh này của Mozer cũng bị phát hiện bởi Bộ Tài Chính và vì thế lãnh đạo Salomon yêu cầu ông không được làm như thế nữa. Ban lãnh đạo Salomon cho rằng chỉ làm vậy là mọi việc đã chấm dứt hoàn toàn.

Nhưng Mozer giờ đây cho thấy dấu hiệu bị tâm thần hoang tưởng, đã đi xa hơn nhiều so với những gì mà Salomon biết. Tại cuộc đấu giá tháng Bảy và một lần khác vào tháng Tám, Mozer đã thắng với một tỷ lệ đáng kinh ngạc bằng cách đấu giá thay những khách hàng mà trên thực tế không hề ủy quyền cho Mozer làm như vậy.

Salomon đã mở một cuộc họp giữa ban lãnh đạo công ty để bàn về vụ Mozer. Ban lãnh đạo đều nhất trí rằng hành động sai lầm của Mozer nên được vạch trần, nhưng không quyết định ai sẽ làm việc đó và vào khi nào. Điều đáng lo ngại và kinh ngạc hơn là Mozer vẫn giữ chức vụ quản lý bộ phận trái phiếu Chính Phủ. Đây có lẽ là một quyết định tồi tệ trong một cuộc họp được lịch sử khắc ghi của Ban Lãnh Đạo Salomon. Bởi chính thiếu sót đó đã châm ngòi cho một Mozer mất kiểm soát với hàng loạt những hành động điên rồ.

Tiếp tục dùng ngón đòn cũ trong nhiều lần tiếp theo, nhưng đỉnh điểm của nó là vào tháng 5/1991. Mozer đã dành tổng giá trị thắng cuộc là 10,6 tỷ đô, tương đương 87% cả gói thầu. Rõ ràng, nguồn tài trợ ngân sách quốc gia không thể chỉ dựa vào một công ty mua bán được. Hành động của Mozer rất thông minh nhưng nó đã đi quá giới hạn.

Điều này dẫn đến những công ty khác không thể mua trái phiếu và một vài ngân hàng đã phá sản. Những trái phiếu đã bị một Mozer tham lam, đại diện cho Salomon ôm trọn. Đến mức Phố Wall nổi lên làn sóng tranh dành "trái phiếu tháng 5" và giá cả tăng vọt.

Mỗi khi thị trường trong nước hỗn loạn thì Washington lại điều trần để tìm thủ phạm. Không quá khó khăn để tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Và ở đây, Salomon rõ ràng là vi phạm, bởi những mánh khóe của Mozer và sự lõng lẻo của ban lãnh đạo cấp cao.

Việc công khai rằng ban lãnh đạo đã biết sai phạm của Mozer từ lâu nhưng vẫn để anh ta tiếp tục tại vị và đi xa hơn nữa đã thể hiện sự lõng lẻo trong cách quản lý nhân viên tại Salomon. Sự chần chừ của lãnh đạo trong vụ Mozer chỉ đơn giản là sự thất bại trong quản lý. Một bộ máy đồ sộ và cồng kềnh đã được dựng lên, từ đó thiếu linh hoạt và chậm chạp để đưa ra quyết định cuối cùng đã dẫn đến thất bại lịch sử của lãnh đạo Salomon Brothers.