4 quy tắc người Nhật không thích trong công ty

Nhật Bản là một đất nước có hàng loạt những quy tắc kinh doanh nghiêm khắc. Thậm chí, chính người Nhật Bản còn không thích những quy tắc đó. Gần đây, trang Japan Today của Nhật Bản đã đăng tài bài viết có tựa đề: "4 quy tắc mà người Nhật muốn biến mất trong công ty".

Trong một cuộc thăm dò gần đây, Yahoo đã phỏng vấn 200 người Nhật Bản ở độ tuổi 20-30 về những quy tắc mà người Nhật không thích nhất. Kết quả cho thấy, ở đó có 4 quy tắc mà người Nhật muốn biến mất trong công ty.

1. Phải rót rượu cho những người có vị trí cao hơn bạn trong công ty

Nhật Bản là một xã hội theo đúng thứ bậc. Những người ở vị trí thấp phải cúi đầu trước những người ở trí cao, điều này là đương nhiên. Trong các bữa tiệc uống rượu của công ty, bạn phải có tử lực tốt để chúc rượu các sếp. Trong cốc của bạn sẽ không bao giờ được phép hết rượu.

 4 quy tắc người Nhật không thích trong công ty - 1

Ảnh: Internet

2. Phải chịu đựng những trò giao lưu tẻ nhạt trong bữa tiệc

Tại những bữa tiệc rượu ở Nhật Bản, bạn thường phải tham gia những trò chơi ngớ ngẩn như: phải uống rượu nếu như không hát. Thậm chí, nhiều người còn tham gia vào những trò chơi của trẻ con.

3. Phải tặng đồng nghiệp sô cô la dù không muốn

Ở Nhật Bản, ngày Valentine thường có hai loại sô cô la, bao gồm: Sô cô la "honki" - loại sô cô la chuyên dành tặng cho những người mà bạn yêu, loại thứ hai là loại "sô cô la mang tính nhiệm vụ", nghĩa là bạn phải tặng sô cô la cho tất cả đàn ông trong chỗ bạn làm việc.

"Thật lãng phí thời gian và tiền bac", một phụ nữ 31 tuổi cho biết.

"Đây chính là gánh nặng cho những người phải tặng và cũng khiến cho những người nhận nhiều lúc phải khó xử", một phụ nữ 37 tuổi cho biết.

4. Phải tặng quà cho đồng nghiệp sau khi đi du lịch

Ở các công ty của Nhật Bản, khi bạn xin phép nghỉ một tuần đi du lịch cùng gia đình, bạn sẽ bị coi như là một người có lỗi. Do đó, sau khi đi du lịch về, bạn phải mua những món quà để tặng cho những người trong công ty coi như bạn đang chuộc lỗi lầm của mình vì đã vắng mặt một tuần.

"Thật đắt đỏ khi phải mua nhiều món quà về trong khi mình không muốn", một phụ nữ 38 tuổi cho biết.

"Kỳ nghỉ của tôi đã mất vui khi tôi phải mua những thứ tôi không muốn", một người đàn ông 35 tuổi cho biết.