Ngày nay khi nhắc đến những hình tượng của sự giàu có, chúng ta thường nhắc đến những cái tên như Bill Gates, Jeff Bezos, hay Warren Buffett. Thế nhưng bạn có biết chỉ từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, người ta mới đo lường sự giàu có bằng số tiền có trong tài khoản ngân hàng.
Trong lịch sử loài người đã chứng kiến rất nhiều tên tuổi sở hữu khối tài sản khổng lồ. Có nhiều khó khăn khi đánh giá sự giàu có trong giai đoạn trước cách mạng công việc của một cá nhân.
Một là, sự giàu có trong giai đoạn này thường gắn liền với đất đai, thậm chí là cả một đế chế hay quốc gia nào đó. Điều gì làm nên sự tách biệt tài sản cá nhân và sự giàu có của một đế chế mà người đó toàn quyền kiểm soát?
Hai là, hồ sơ còn lưu lại rất ít và tản mát khiến cho việc tổng hợp và đưa ra số liệu chính xác gặp nhiều khó khăn. Cuối cùng là vấn đề quy đổi ra tỷ giá hiện tại.
Vì thế danh sách dưới đây chỉ mang tính tương đối, giúp bạn dễ dàng hình dung sự giàu có của những nhân vật trong lịch sử.
1. Vua Solomon (970-931TCN): 2.2 nghìn tỷ USD
Vua Solomon không chỉ nổi tiếng với sự giàu có của mình mà trí tuệ của vị vua này còn vượt ra khỏi vùng đất ông cai trị.
Mỗi năm, trong suốt 39 năm trị vì của mình, vua Solomon nhận được 25 tấn vàng cống vật tương đương hơn 40 tỷ USD. Sự giàu có của vị vua này khiến cho kim loại bạc trở nên vô giá trị như đá sỏi vậy.
2. Marcus Lucinius Crassus (115TCN – 53TCN): 169.8 tỷ USD
Crassus là người đàn ông giàu có nhất trong lịch sử La Mã. Khối tài sản của ông có thể sánh với kho bạc La Mã thời điểm bấy giờ.
3. Augustus Caesar (năm 63 TCN – năm 14 CN): 4.6 nghìn tỷ USD
Là hoàng đế đầu tiên của Đế chế La Mã, một thiên tài chính trị, một nhà cải cách lớn mở ra một thời kỳ đạt được nhiều thành tựu về kiến trúc và nghệ thuật.
Khối tài sản khổng lồ của vị hoàng đế này chủ yếu đến từ Ai Cập, vùng đất thuộc quyền sở hữu riêng của ông. Thời điểm đó, Ai Cập làm ra 25-30% GDP toàn thế giới và là vùng đất nông nghiệp trù phú.
4. Võ Tắc Thiên (624 – 705): 22.7% GDP toàn cầu
Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa và cũng là người phụ nữ giàu có nhất mọi thời đại.
Trong 15 năm cai trị, Võ Tắc Thiên đã mở mang lãnh thổ Trung Quốc, vươn sang Trung Á, biến Trung Quốc trở thành một trong những vùng đất rộng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.
5. Hoàng đế Basil II (958 – 1025): 169.4 tỷ USD
Basil II là vị hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử đế quốc Đông La Mã. Ông trị vì 49 năm và cho tới khi qua đời, người ta ước tính ông sở hữu khoảng 100 tấn vàng.
6. William The Conqueror (1028 – 1087): 228 tỷ USD
William The Conqueror hay còn gọi là William Nhà chinh phạt hay William Kẻ chinh phục vì thành tích chinh phạt nước Anh của mình.
Phần lớn tài sản của ông đến từ đất đai. Thậm chí ông còn tặng đất cho những bề tôi trung thành trong đó có người cháu trai Alan Rufus.
7. Alan Rufus (1040 – 1093): 195 tỷ USD
Alan Rufus là cháu trai và cũng là một trong những người tiên phong ủng hộ William The Conqueror. Thời điểm huy hoàng nhất, tài sản của Rufus tương đương 7% GDP toàn nước Anh.
8. Hoàng đế đại Tống: Tống Thần Tông (1048 – 1085): 25-30% GDP toàn cầu
Dưới thời Hoàng đế đại Tống chính, ông là người nắm quyền kiểm soát kinh tế. Của cải chủ yếu đến từ tư duy đổi mới công nghệ và kỹ năng thu thuế.
9. Thành Cát Tư Hãn (1162 – 1227): >1 nghìn tỷ USD đất đai
Thành Cát Tư Hãn, chiến lược gia tài ba nhất trong lịch sử, xây dựng nên đế chế Mông Cổ hùng mạnh. Thời kỳ đỉnh cao, hoàng đế Mông Cổ đã mở rộng lãnh thổ Trung Quốc sang tận Châu Âu. Đất đai sở hữu chiếm 22% diện tích toàn thế giới.
Mặc dù giàu có và vinh quang tột bậc nhưng Thành Cát Tư Hãn không xây cung điện, lăng mộ hay nhà ở. Ông phân phát phần lớn tài sản của mình cho binh lính và các thành viên gia đình.
10. Mansa Musa (1280 – 1337): 415 tỷ USD
Vị vua của Timbuktu, Mali giàu có không thể tả xiết. Vương quốc của ngài Musa nằm ở phía Tây châu Phi là nơi sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Tại thời điểm đó, vàng vẫn dùng để giao dịch và có nhu cầu rất lớn.
Một vài nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, vua Musa chính là người giàu có nhất mọi thời đại. Có thế hình dung thế này, trong chuyến hành hương về thánh địa Meca, vua Musa đã mang theo 60.000 tùy tùng, 12.000 nô lệ và mỗi người đi theo sẽ mang 4lb (tương đương 1.81kg) vàng khối. 80 con lạc đà có nhiệm vụ chở 50-300lb (tương đương 22-136kg) bụi vàng.
Vàng mang theo nhiều đến nỗi, vua Musa đã gây ra lạm phát và bất ổn tiền tệ tại Ai Cập khi ông đi qua.
11. Cosimo De’ Medici (1389 – 1464): 129 tỷ USD
Trong khi phần lớn các thành viên nhà Medici hoạt động trong lĩnh vực chính trị hay Nhà thờ thì Cosimo lại đi theo con đường ngân hàng. Ngân hàng Medici là ngân hàng lớn nhất châu Âu trong thế kỷ 15 và khiến nhà Medici có được quyền lực chính trị tại Florence. Thậm chí người ta còn coi ông là vị vua không ngai ở Florence.
Nhà Medici nổi tiếng vì sản sinh ra 4 giáo hoàng cũng như là nhà tài trợ cho các tài năng nghệ thuật thời kỳ Phục hưng như Leonardo da Vinci, Michelangelo và Botticelli.
12. Jacob Fugger (1459 – 1525): 277 tỷ USD
Theo Greg Steinmetz, người từng làm phóng viên của tờ Wall Street Journal, Jacob Fugger là một trong những doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Ông đầu tư nhiều lĩnh vực như khai khoáng, ngân hàng, giao dịch và thương mại.
Fugger đã hoàn thành tâm niệm của mình khi còn trẻ là làm ra lợi nhuận chừng nào có thể. Trước khi qua đời, ông đã sống một cuộc đời vương giả đủ cả quyền và tiền trong cung điện ở Augsburg.
13. Akbar Đại đế (1542 – 1605): 25% GDP toàn cầu
Ông được xem là người tượng trưng cho thời kì hoàng kim của triều đại Mogul, và cũng có thể là của toàn bộ lịch sử Ấn Độ thời kỳ cận đại. Một số học giả về lịch sử và kinh tế cho biết, GDP bình quân đầu người của triều đại Mogul có thể sánh với cả nước Anh thời kỳ nữ hoàng Elizabeth.