Đó là con số được đưa ra tại Báo cáo môi trường kinh doanh, điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố sáng 9/11. Theo đó, DN phải lót tay để vay vốn ngân hàng, giải quyết vấn đề về thuế, dịch vụ công...
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2016, bên cạnh những doanh nghiệp phấn khởi vì lãi to vẫn có không ít “đại gia” méo mặt bởi kết quả kinh doanh thua lỗ. Dù lãi suất cho vay trung dài hạn đã giảm tới 35% so với trước nhưng vay nợ chồng chất khiến nhiều ông chủ phải “gánh” lãi tiền tỷ hàng ngày.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, ngày 5-11 giải thích nguyên nhân ngành điện lỗ đến gần ngàn tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm là do chênh lệch tỉ giá, cụ thể là tỉ giá đồng yên Nhật tăng mạnh.
Trong phiên giải trình trước Quốc hội chiều 3.11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết nguồn lực 10,5 triệu tỉ đồng là mục tiêu cần đạt được để tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt từ 6,5%-7%.
Người Việt thu nhập bình quân bằng 1/5 của Malaysia nhưng số nợ công phải gánh lên đến hơn 62% thu nhập, trong khi tỉ lệ này của người dân Malaysia chỉ 52%.
Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, một số đại biểu đề nghị xem xét phương án tăng lương cơ sở từ 1,21 triệu lên 1,3 triệu đồng/tháng từ năm 2017. Làm sao để có nguồn tăng lương công chức, viên chức?
Masan Consumer sở hữu nhiều nhãn hàng như Chin-su, Nam Ngư, Omachi, Kokomi, VinaCafe... ngoài công ty mẹ Consumer Holdings, Tổng Giám đốc và 7 Phó Tổng giám đốc của MCH cũng đang sở hữu cổ phần tại Masan Consumer.
Theo các chuyên gia, cùng với việc sẽ phải huy động nguồn lực lên tới hơn 10 triệu tỷ đồng (tương đương 480 tỷ USD), Chính phủ sẽ phải đối mặt với bài toán phân bổ lại nguồn lực, giữ kỷ luật ngân sách (thay vì tập trung vào khối doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng như đã làm thời gian qua).
Thông tin trên được TS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam, chia sẻ tại Hội nghị Đầu tư 2016 chủ đề Làm giàu với kinh tế tiêu dùng sáng 20-10.
Theo đề án sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu DNNN, Chính phủ đặt ra mục tiêu giai đoạn 2011-2015 sẽ cổ phần hóa được 538 DNNN. Tuy nhiên, hết năm 2015, cả nước mới cổ phần hóa được 422 DN, đạt 90% yêu cầu đặt ra. Nhiều DN còn nói thẳng “thích làm con nhà nước” hơn là ra ăn riêng, tự lập.