Vinaconex bị lưu ý về các khoản công nợ 

(NDH) Sau kiểm toán, nhiều khoản mục trên bảng cân đối kế toán của Vinaconex bị lưu ý. Bao gồm việc nợ phải thu không rõ ràng về khả năng thu hồi, nợ phải trả tiềm tàng trong tương lai cũng chưa được điều chỉnh trong BCTC hợp nhất của công ty.

Phải thu liệu có thu hồi?

Hai công ty con của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex , mã VCG-HNX) là Công ty Cổ phần Xây dựng sổ 15Công ty Cổ phần Vận tải Vinaconex có các khoản phải thu khách hàng, phải thu gốc và lãi ủy thác đầu tư đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng và khó có khả năng thu hồi với tổng số tiền khoảng 91 tỷ đồng.

Một công ty liên kết mà Vinaconex đang giữ hơn 30% vốn điều lệ là Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex - Viettel hiện có số dư tiền gửi tại một công ty tài chính khác với số tiền là 79 tỳ VND và số dư trái phiếu doanh nghiệp với giá trị ghi sổ là 150 tỷ VND. Các khoản tiền gửi và cho vay trên mặc đã đáo hạn trên một năm nhưng cũng chưa thu hồi được.

Hiện, tổng khoản phải thu ngắn và dài hạn của Vinaconex có trị giá lên tới gần 8.062 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng phải thu khó đòi đang được hạch toán là 348,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kiểm toán cho biết, Báo cảo tài chính hợp nhất sau soát xét vẫn chưa bao gồm bất kỳ điều chỉnh nào có thể có liên quan đến vấn đề này.

Ngoài ra, kiểm toán cũng lưu ý về khoản phải thu đối với Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả, công ty mà Vinaconex vừa chuyển nhượng phần vốn góp sang cho Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel).

Được biết, tại thời điểm lập BCTC, Viettel vẫn đang thực hiện thủ tục để thống nhất giá trị vốn chủ sở hữu của Xi măng Cẩm Phả trong giao dịch chuyển nhượng cổ phần. Khi giá trị vốn chủ được thống nhất thì giá trị cuối cùng của khoản phải thu Xi măng Cẩm Phả có thể sẽ thay đổi.

Công nợ tiềm tàng do khả năng bị xử lý tài chính sau thanh tra việc cổ phần hóa TCT Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).

“Ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về xử lý tài chính sau thanh tra việc cổ phần hóa Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam” có đề cập một số vấn đề đã được nêu trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ.

Thủ tướng đã đồng ý với các kiến nghị củaBộ Tài chính và Bộ Xây dựng về:

- Việc xử lý khoản lỗ và khoản tiền do các cổ đông chưa nộp khi tăng vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Xây đựng và Dịch vụ Vinaconex

- Việc xử lý khoản tiền sử dụng đất và tầng 1 các nhà chung cư cao tầng Vinaconex đã xây dựng tại Dự án Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính.

Ngoài ra, Thủ tướng còn yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phổi hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chinh xác định lại thời điểm (thời gian) phát sinh việc Vinaconex dùng giá trị lợi thể về quyền sử dụng đất được Nhà nước giao góp vốn vào liên danh thực hiện Dự án Khu đô thị Bẳc An Khánh để xử lý theo đúng quy định.

Điều này có thể làm phát sinh các khoản công nợ tiềm tàng của Tồng Công ty.

Được biết, Vinaconex vẫn đang trong quá trình làm việc, giải trình với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến ý kiến kết luận cùa Thủ tướng Chính phù.

Ngoài lưu ý về việc chưa có bất kỳ điều chỉnh trong BCTC liên quan đến một số khoản công nợ, kiểm toán sau soát xét còn lưu ý về hạng mục xây dựng cơ bản dở dang đang phản ánh ở khoản mục Hàng tồn kho của công ty con Công ty Cổ phần Xây dụng số 15.Mặc dù, hạng mục trên đã được hoàn thành nhưng chưa quyết toán trên ba năm với số tiền khoảng 15 tỷ VND.

Với việc không thu thập được các bằng chứng về khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu và giá trị thuần có thể thực hiện cùa số hàng tồn kho nói trên, Vinaconex khó lòng đánh giá chính xác về các khoản dự phòng cần phải trích lập tại ngày 30 tháng 6 năm 2014. Điều này có thể làm sai lệch các khoản chi phí và lợi nhuận được hạch toán trong kỳ.