Ngồn vốn cho TPCP bị ảnh hưởng
"Quốc hội mong muốn kéo dài kỳ hạn nợ của quốc gia, nên muốn chính sách nới hơn để Chính phủ có thể phát hành TPCP các kỳ hạn dài nhằm huy động vốn bền vững hơn, không gây áp lực trả nợ" - ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nhận định.
Nhóm Công tác ngân hàng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp phân tích Điều 17.6, Thông tư 36 quy định tỷ lệ tối đa so với nguồn vốn ngắn hạn mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại được mua, đầu tư TPCP 15% và 35%.
Dù đánh giá cao mục đích của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định các tỷ lệ giới hạn của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, song nhóm công tác cho rằng điều này không phù hợp với Hiệp ước Basel II và III (các ngân hàng có thể nắm giữ một lượng lớn TPCP nhiều nhất có thể). Thêm vào đó, các ngân hàng là bên mua TPCP chủ yếu nên quy định này có thể sẽ tác động tiêu cực đến kế hoạch của Chính phủ trong việc huy động vốn để giải tỏa thâm hụt ngân sách năm tới.
Cũng theo phân tích, nếu TPCP là tài sản có thanh khoản và ngân hàng nước ngoài có quy trình nghiệp vụ, để thực hiện hoạt động mua bán trái phiếu sẽ rất khó cho ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn dài hạn để mua trái phiếu, bởi trái phiếu có thể bị bán bất kỳ lúc nào. Và ngân hàng phải làm gì với nguồn vốn dài hạn nếu trạng thái trái phiếu bằng 0.
Về mặt quản lý thanh khoản, đây là cách làm thiếu an toàn, không hiệu quả đối với ngân hàng. Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước quan tâm đến vấn đề thanh khoản trái phiếu cũng cần phải có một tỷ lệ riêng cho từng kỳ hạn trái phiếu. Thí dụ, kỳ hạn trái phiếu là 8 tháng nhưng cũng không thể sử dụng 100% vốn huy động kỳ hạn 8 tháng để mua trái phiếu.
Thu hút nhà đầu tư bằng sản phẩm mới
Thời hạn thi hành của Thông tư 36 vào ngày 1-2-2015 là quá gấp để các ngân hàng kịp chuẩn bị tình trạng thanh khoản và có thể gây sốc cho thị trường do các ngân hàng phải giảm trạng thái trái phiếu trong một thời gian ngắn để bảo đảm chấp hành đúng quy định mới. Để Việt Nam phát triển TTTP, cần tránh lặp lại bài học của những năm 2008-2009 khi lãi suất trái phiếu tăng vọt từ 7% lên 21-25%. | |
Nhóm Công tác ngân hàng thuộc |
Nghị quyết 78 nếu không được điều chỉnh liệu có hoàn thành kế hoạch phát hành TPCP năm nay? Ông Trần Văn Dũng cho rằng khó có thể nói trước, nhưng nguồn tiền để đầu tư trung và dài hạn của ngân hàng vốn chiếm 70-80% dư nợ trái phiếu có thể sẽ giảm thời gian tới.
Căn cứ vào những yếu tố nêu trên, ông Dũng cho biết đó là lý do năm 2015 HNX tập trung nhiều nguồn lực để làm sản phẩm hợp đồng tương lai trên TPCP, bởi nếu làm được thị trường TPCP mới thực sự trở nên sôi động vì sẽ tạo giao dịch lớn. HNX đang tính toán đưa ra hợp đồng tương lai trên TPCP kỳ hạn 2 và 5 năm hoặc 3 và 5 năm.
Xung quanh việc sản phẩm mới liệu có làm thay đổi cơ cấu nhà đầu tư hiện nay, ông Dũng cho rằng việc thay đổi cơ cấu nhà đầu tư cần khá nhiều thời gian, vì vậy giai đoạn trước mắt hệ thống ngân hàng vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Tuy nhiên, khi có hợp đồng tương lai trên TPCP, sự tham gia của các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư có tổ chức sẽ tăng lên nhiều, bởi đó là công cụ quản lý rủi ro. "Nhà đầu tư cá nhân quan tâm ít hơn tới TPCP, nhưng với hợp đồng tương lai trên TPCP, tôi kỳ vọng nhà đầu tư cá nhân lớn sẽ quan tâm nhiều hơn. Thanh khoản của thị trường TPCP sẽ tăng lên nhiều hơn" - ông Dũng nói.
Về định hướng TTTP năm 2015, Bộ Tài chính cho biết sẽ gắn kết việc điều hành thị trường TPCP với điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo ổn định về kinh tế vĩ mô; thực hiện cơ chế điều hành lãi suất TPCP linh hoạt phù hợp với lãi suất trên thị trường tiền tệ, đảm bảo vai trò định hướng và tham chiếu cho các loại lãi suất khác; tái cơ cấu các loại trái phiếu đã phát hành để tạo thuận lợi cho giao dịch trên thị trường thứ cấp và tăng tính thanh khoản...